XLM Coin – một đồng coin nổi bật trên thị trường Crypto với giá trị vốn hóa nằm trong top 30. Khối lượng giao dịch đạt trăm triệu USD mỗi ngày. Nền tảng blockchain Stellar ra đời từ khá sớm. Đến nay, Stellar cũng ít nhiều đạt được thành công nhất định, cụ thể là sự lớn mạnh của cộng đồng người dùng XLM.
Khái quát về dự án Stellar blockchain
Nếu muốn tìm hiểu sâu về XLM Coin, trước tiên bạn hãy cập nhật một số thông tin khái quát về dự án Stellar.
Stellar blockchain là gì?
Stellar ra đời như một mạng thanh toán phi tập trung với mã nguồn mở. Nó có khả năng liên kết với ngân hàng để hình thành một mạng lưới thanh toán chung. Từ đó, hỗ trợ giao dịch nhiều loại tiền tệ, gồm cả BTC theo cách chuyên nghiệp hơn.
Ngoài ra, Stellar còn hoạt động như một mạng lưới blockchain cho phép mở nhà phát triển triển khai ứng dụng dApp. Hoặc số hóa tài sản theo dạng token và phát hành trên chính nền tảng họ lựa chọn.
Mục tiêu đời của Stellar là tạo điều kiện để người dùng thực hiện giao dịch chuyển tiền nhanh với mức chi phí rẻ. Với sự hỗ trợ của nền tảng blockchain này, tài sản có khả năng giao dịch xuyên biên giới với tốc độ xử lý gần như tức thì, đảm bảo tính tin cậy.
2 Thành phần chính trong Stellar Lumens
Sổ cái và Anchor là 2 thành phần cơ bản trong Stellar Lumens.
- Sổ cái: Nơi ghi lại toàn bộ giao dịch thực hiện vào đồng XLM. Dữ liệu trong sổ cái gần như không thể thay đổi, đảm tính minh bạch, không bị can thiệp bởi bên thứ 3.
- Anchor: Hệ thống tổ chức cấp phép quản lý, nơi thực hiện chuyển đổi giữ XLM Coin và tiền pháp định. Đồng thời, Anchor còn chịu trách nhiệm xử lý KYC / AML.
Stellar blockchain ra đời khi nào?
Stellar blockchain lần đầu ra mắt vào năm 2014 bởi Jed McCaleb (nhà sáng lập Ripple). Sau khi xảy ra bất đồng với đội ngũ sáng lập của Ripple, Jed quyết định từ bỏ dự án và sau ra mắt nền tảng Stellar.
Ngày 1/8/2014, Stellar chính thức được giới thiệu đến cộng đồng nhà đầu tư. Dự án nhà ở ngay sau đó huy động thành công 3 triệu USD từ Stripe (tương đương giá trị 2 tỷ XLM Coin) thời điểm bấy giờ).
Ban đầu, Stellar hoạt động như một phiên bản fork từ nhánh chính Ripple. Có nghĩa khi mới ra mắt nó vẫn hoạt động dựa trên giao thức Ripple Consensus Protocol.
Phải đến tháng 1/2015, team phát triển của dự án mới hoàn thiện giao thức đồng thuận Stellar Consensus Protocol. Kể từ đây, Stellar đã trở thành blockchain hoàn toàn đối lập, không còn phải dựa vào nền tảng gốc Ripple.
Stellar có gì đặc biệt?
Blockchain của Stellar không chỉ đơn thuần tập trung vào xây dựng hệ thống thanh toán. Thay vào đó, nền tảng này còn hỗ trợ người dùng tạo ra các loại token, tài sản kỹ thuật số.
Chẳng hạn: Với Stellar, bạn có thể tạo ra mã thông báo VND token, đồng thời cho phép người dùng khác gửi VND. Sau đó, bạn sẽ phát hành cho họ một số lượng VND token nhất định. Trường hợp con người cần đổi VND token, họ sẽ nhận lại một lượng VND tương ứng.
Khác với hầu hết DEV khác chỉ tập trung ứng dụng code, API của nền tảng Stellar lại chú trọng triển khai ứng dụng của riêng họ. Bao gồm ứng dụng thanh toán chung cho toàn cầu, ứng dụng cho các sàn,..
>>> Có thể bạn quan tâm: AquaGoat là gì? Tìm hiểu về AquaGoat Finance & Aquagoat Coin
Điểm khác biệt giữa Stellar và Ripple
Mặc dù hình thành từ mạng gốc của Ripple nhưng Stellar lại có những cải tiến nhất định. Cụ thể là về mặt cơ chế đồng thuận, cấu trúc tổ chức và đối tượng người dùng hướng đến.
- Cơ chế đồng thuận: Stellar ứng dụng thuật toán độc quyền Federated Byzantine Agreement (FBA). Trong khi đó, Ripple lại vẫn ứng dụng giao thức Ripple Protocol Consensus Algorithm (RPCA).
- Cơ cấu tổ chức: Ripple hoạt động theo kiểu tổ chức có thu lợi nhuận, mang tính tập trung nhất định. Còn Stellar lại là một tổ chức phi lợi nhuận, mang tính phân quyền cao.
- Đối tượng người dùng hướng đến: Khách hàng mục tiêu của Ripple là các tổ chức ngân hàng, cung cấp dịch vụ tài chính. Trong khi đó, Stellar lại tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ chuyển tiền và thanh toán nhanh.
Tuy rằng tồn tại một vài khác điểm nhưng nhìn chung Stellar vẫn kế thừa những đặc tính kỹ thuật vốn có của. Cụ thể là thời gian tạo khối trung bình 3 – 5 giây.
XML Coin là gì?
XML Coin hay Stellar Lumens, đây là một loại tiền tệ hệ đại diện cho nền tảng Stellar. Đồng coin này giữ một vai trò khá trọng tâm trong toàn bộ hệ sinh thái của Stellar.
Giả sử không rằng không tồn tại rào cản về phía giao dịch, blockchain Stellar dễ trở thành một hệ thống chứa đầy dữ liệu rác. Chính điều này lại vô tình tạo cản trở để nền tảng hướng đến mục tiêu cung cấp dịch vụ thanh toán nhanh cho mọi đối tượng.
Vì vậy, team sáng lập dự án quyết định tạo cơ chế áp dụng số dư tối thiểu cho từng tài khoản. Đồng thời, mỗi giao dịch thực hiện thành công đều phải trả với khoản chi phí nhất định.
Đến thời điểm hiện tại, mỗi tài khoản phải đảm bảo số dư tối thiểu 1 XLM, phí giao dịch thấp nhất là 0.00001 Lumen. Quy định như vậy nhằm đảm bảo rằng hành vi gian lận không thể diễn ra trên quy mô rộng, duy trì lượng truy cập lớn trên Stellar.
Tổng nguồn cung của đồng XLM Coin là 50.001.803.036 XLM. Thời gian tạo khối tương đương 5 giây. XLM thuộc loại coin tiện ích, được ứng dụng thanh toán trong nhiều hệ thống.
Tỷ lệ phân bổ XLM Coin được quy định như sau:
- 50% phát hành ra thị trường thông qua các chiến dịch Direct Sign Up.
- 25% phân bổ đến đội ngũ đối tác của dự án.
- 20% phát miễn phí cho người sở hữu Bitcoin.
- 5% phân bổ đến nhóm phát triển của dự án.
>>> Có thể bạn quan tâm: TRON là gì? Tìm hiểu dự án TRON (TRX) và TRON Coin từ A – Z
Chương trình XLM Coin Sale
Không giống với những dự án coin khác, team phát triển của dự án Stellar đã quyết định phát hành 95% XLM ra thị trường. Quá trình phát hành này không thông qua bất kỳ một đợt ICO nào.
Như vậy, người dùng không nhất thiết phải bỏ tiền nhưng vẫn có cơ hội sở hữu XLM. Có đến 20% XLM Coin sẽ được phát miễn phí đến cho những ai đang nắm giữ đồng Bitcoin.
Ứng dụng của XLM Coin
Tương tự như các loại tiền điện tử khác, XLM Coin sẽ được ứng dụng vào việc thanh toán, bộ phiếu,.. Cùng với đó là nhiều ứng dụng đặc biệt khác.
- Trả phí giao dịch trong hệ thống Stellar
XLM Coin có thể sử dụng để thanh toán phí giao dịch trong hệ thống Stellar. Theo đó, Stellar hỗ trợ về dùng tối đa 100 hoạt động trong mỗi giao dịch. Phí cho mỗi hoạt động là 0.00001 XLM. Mức phí giao dịch bằng số lượng hoạt động nhân với phí cố định.
- Thưởng cho người tham gia voting
Bất kỳ ai tham gia vào hoạt động bỏ phí cũng đều được nhận thưởng bằng đồng XLM Coin. Nếu muốn bỏ phiếu, bạn cần sở hữu tối thiểu 50 triệu XLM, tương ứng với khoảng 0.05% tổng nguồn cung cấp.
- Tạo thanh khoản
Stellar yêu cầu người dùng cần nắm giữ một số lượng XLM Coin tối thiểu trong ví, cụ thể là 1 XLM. Đây là điều kiện để để người dùng thực hiện giao dịch thanh toán. Ngoài ra, Stellar còn cho phép người dùng sử dụng XLM Coin để chuyển đổi sang tiền pháp định.
Chẳng hạn: Bạn cần chuyển cho đối tác ở Tokyo thông qua Stellar. Tiếp đó, đối tác ở Tokyo sẽ nhận JPY. Hệ thống Stellar lúc này đã giúp bạn chuyển đổi từ XLM sang JPY.
Làm thế nào để lưu trữ và sở hữu XLM Coin?
Nếu muốn sở hữu XLM Coin, bạn chỉ việc mua trên các sàn giao dịch tiền điện tử đã niêm yết đồng coin này. Hiện tại, Binance, Huobi, KuCoin,.. Là một số sàn Crypto có khối lượng giao dịch XLM đứng đầu thị trường.
Khi đặt lệnh mua thành công, bạn có thể lựa chọn lưu trữ XLM trên ví sàn. Hoặc nếu muốn an toàn hơn, bạn hãy cất giữ chúng trong ví cứng Ledger Nano S, Trezor,.. Ưu điểm của ví cứng là không kết internet, rất khó để hacker tấn công.
XLM Coin có đáng được đầu tư không?
Nếu theo dõi biểu đồ giá của XLM Coin từ khi phát hành đến đây, bạn dễ thấy rằng đồng coin này tăng trưởng tương đối bền vững. Thế nhưng nếu so sánh với nhiều đồng coin, mức độ tăng trưởng về giá trị của đồng XLM lại tương đối chậm chạp.
Nguyên nhân một phần tính thử việc Stellar chưa tập trung theo giao thức Defi. Như vậy, họ đã vô tình đánh mất cơ hội níu kéo người dùng ở lại lâu hơn trên blockchain.
Vào ngày 18/1/2018, XLM Coin từng thiết lập mức giá lịch sử 0.89 USD. Tuy nhiên đến nay, XLM lại chưa thể vượt qua mức giá cao nhất mọi thời đại này. Trong khi BTC và ETH lại liên tiếp tạo đỉnh chưa từng có.
Theo như nhận định của giới chuyên gia, Stellar đang tập trung vào việc thiết lập hệ thống thanh toán hơn là bơm thổi đồng coin của họ. Từ điều này có thể thấy rằng sự tăng trưởng của XLM từ khi phát hành đến nay là hoàn toàn tự nhiên.
Mới đây, Stellar đã bắt đầu triển khai tích hợp sàn giao dịch phi tập trung. Vậy nhưng, dự án này lại không hề được quảng bá rầm rộ.
Với thời gian tồn tại gần 8 năm trên thị trường Crypto, XLM Coin đã chứng minh nó không phải là một loại coin rác “sớm lặn chiều lặn”. Kể từ thời điểm ra mắt, XLM hiện nằm trong top 30 đồng coin sở hữu giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường.
XLM Coin phù hợp để đầu tư trong thời hạn. Mặc dù nó không tăng mạnh như một số đồng coin mới nổi nhưng tăng trưởng lại có tính bền vững cao.
Hồi tháng 1/2021, giá XLM đã bật tăng 40% ngay sau thông tin chính phủ Ukraine hợp tác với Stellar để triển khai hạ tầng kỹ thuật. Trước đó vào năm 2017, Stellar cũng từng hợp tác với IBM, KlickEx để xây dựng mạng lưới giao dịch xuyên Thái Bình Dương.
>>> Có thể bạn quan tâm: EOS Coin là gì? Toàn tập kiến thức về đồng EOS Coin từ A – Z
XML Coin giữ vai trò như một loại tiền tệ đại diện cho Stellar blockchain. Kể từ khi chính thức giới thiệu đến cộng đồng, giá trị mỗi XLM đã tăng hơn 100 lần. Stellar hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận, phân quyền. Mặc dù chưa có bước đột phá về giá trị như BTC hay ETH nhưng XLM Coin vẫn được xếp nhóm coin tiềm năng của thị trường Crypto. Có nên đầu tư vào XLM Coin hay không còn tùy thuộc vào nhận định của mỗi người. Cộng Đồng Crypto hy vọng rằng phần chia sẻ trên đây đã cung cấp đến bạn chút thông tin tham khảo khách quan nhất.