Bất kỳ một công ty hay doanh nghiệp nào khi thành lập đều phải cần có một số vốn nhất định. Chúng có thể đến từ nhiều nguồn với những đặc điểm và công dụng khác nhau. Qua bài viết dưới đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vốn chủ sở hữu là gì và các đặc điểm của nó. Đồng thời biết cách phân biệt giữa nó với vốn điều lệ trong công ty.
Vốn chủ sở hữu hay Equity là gì?
Vốn chủ sở hữu tiếng anh là gì? được hiểu là Owner’s Equity. Đây là các nguồn vốn thuộc quyền của chủ sở hữu và các thành viên trong công ty. Họ góp vốn với nhau để tiến hành các hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh.
Số lợi nhuận kiếm được sẽ được chia thành từng phần tương xứng với số vốn từng người góp vào. Tương tự, nếu công ty kinh doanh không có lãi, các chủ sở hữu cũng sẽ phải cùng nhau gánh chịu các khoản thua lỗ.
Xác định vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ thường xuyên của công ty được thể hiện bằng cách xác định giá trị của nó. Khi doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động, công ty phải dùng số tiền này để thanh toán cho các chủ nợ. Tiếp đến là mới chia lại cho chủ sở hữu và các cổ đông dựa theo tỷ lệ góp vốn ban đầu.
Trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, doanh nghiệp, số vốn này sẽ được thể hiện chi tiết. Ví dụ, một công ty kinh doanh sữa như Vinamilk sẽ có vốn chủ sở hữu đến từ những nguồn sau:
- Vốn góp từ các cổ đông
- Giá trị của cổ phiếu ký quỹ
- Tiền chênh lệch sau khi quy đổi tiền tệ
- Lợi nhuận công ty thu về sau thuế và chưa phân phối ra bên ngoài
- Lợi ích từ cổ đông chưa được kiểm soát
Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?
Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn thường thấy sự có mặt của vốn chủ sở hữu:
- Thặng dư vốn cổ phần
- Quỹ đầu tư phát triển
- Vốn cổ đông
- Quỹ dự phòng tài chính
- Cổ phiếu quỹ
- Quỹ dự phòng tài chính
- Lãi chưa phân phối
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi
- Các quỹ khác…
Trong những nguồn trên, có 2 loại chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp cổ phần, đó là:
- Thặng dư vốn cổ phần: Được biết là phần chênh lệch giữa giá mua lại – giá tái phát hành cổ phiếu quỹ – mệnh giá cổ phiếu – giá phát hành cổ phiếu.
- Cổ phiếu quỹ: Chính là doanh nghiệp cổ phần mua lại cổ phần của mình, đồng thời không hủy bỏ cổ phần đó thì được coi là cổ phiếu quỹ.
Chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết Vốn chủ sở hữu bao gồm 4 dạng chính như sau: Vốn đầu tư của chủ sở hữu hay còn gọi là vốn góp của chủ sở hữu, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh công ty, mức độ chêch lệch tài sản, nguồn vốn khác.
Vốn đầu tư chủ sở hữu là gì? (Vốn góp chủ sở hữu là gì?)
Vốn góp là số vốn của các thành viên chủ sở hữu hoặc các thành viên của công tuy. Các tài sản được góp vốn chủ sở hữu là tiền, vàng hoặc các tài sản khác.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Yếu tố này luôn là yếu tố quan trọng cho một tổ chức hay công ty nào đó. Lợi nhuận này được coi là nguồn lợi chênh lệch giữa doanh thu và các chi phí khác.
Mức độ chêch lệch tài sản:
Con số này sẽ thể hiện sự chênh lệch từ doanh nghiệp sẽ đánh giá tài sản cố định hay những tài sản khác cập nhật trong bảng kế toán. Chính vì thế khi hoạch định bảng thống kê tài chính về vốn chủ sở hữu cần thực hiện việc đánh giá lại tài sản góp vốn từ các thành viên trong công ty.
Nguồn vốn khác
Để góp phần phát triển vốn của chủ sở hữu tùy thuộc vào mỗi loại hình doanh nghiệp hoặc mô hình phát triển kinh doanh khác nhau sẽ có cách huy động vốn của các công ty khác nhau. Chính vì thế cần phải tiến hành cách huy động vốn một cách cẩn thận, đúng hướng.
Nguồn vốn chủ sở hữu ở từng loại hình doanh nghiệp
Sau khi đã hiểu vốn chủ sở hữu là gì, bạn cũng cần phải nắm được sự hình thành của nó đối với từng loại hình công ty khác nhau. Ví dụ như:
- Doanh nghiệp của Nhà nước: Là nguồn vốn hoạt động được cung cấp hoặc đầu tư bởi Nhà nước ta.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn – TNHH: Vốn được hình thành nhờ có các thành viên cùng đóng góp. Do đó, họ cũng sẽ là chủ sở hữu của nguồn vốn này
- Công ty cổ phần – CTCP: Chủ sở hữu của vốn sẽ là các cổ đông do họ đã đóng góp tiền hoặc tài sản để thành lập công ty
- Công ty hợp danh: Phải có ít nhất hai thành viên cùng đứng tên và góp vốn để thành lập doanh nghiệp. Số tiền vốn sẽ được sở hữu bởi các thành viên đã đứng ra thành lập công ty.
- Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp sẽ là người đứng ra đóng góp vốn. Chính vì vậy mà họ cũng sẽ là đối tượng sở hữu vốn của công ty. Đồng thời họ cũng phải chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ bằng chính tài sản của mình.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách mua cổ phiếu từ A đến Z cho người mới
Nhìn chung, tùy vào loại hình và đặc thù của từng công ty mà sự hình thành vốn chủ sở hữu cũng sẽ có sự thay đổi nhất định. Bạn có thể dựa vào đặc điểm này để xác định rõ nguồn vốn chủ sở hữu đến từ đâu, từ đó phân loại tài sản và nguồn vốn.
Cách tính vốn chủ sở hữu trong kế toán?
Khi thực hiện báo cáo tài chính, kế toán viên phải phân định rõ đâu là vốn chủ sở hữu và đâu là vốn điều lệ công ty. Về cơ bản thì vốn của chủ sở hữu sẽ bằng tổng tài sản của doanh nghiệp trừ đi số tiền nợ mà doanh nghiệp đó phải thanh toán.
Ví dụ như doanh nghiệp muốn mua một chiếc máy sản xuất (tài sản) có giá trị 30 triệu nhưng phải vay nợ 10 triệu (nợ phải trả) để có thể mua được nó. Suy ra, chiếc máy này sẽ là đại diện cho 20 triệu tiền vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp.
Cần lưu ý rằng vốn chủ sở hữu có thể ở mức âm nếu doanh nghiệp không đạt tỷ suất sinh lời kỳ vọng như mong muốn (hay kinh doanh thua lỗ). Khi một công ty bước vào quá trình thanh lý, số vốn của chủ sở hữu sẽ là phần còn lại sau cùng khi tất cả các khoản nợ đã được thanh toán hết.
Vốn chủ sở hữu tăng và giảm khi nào?
Doanh nghiệp được hạch toán vốn chủ sở hữu tăng – giảm trong các trường hợp sau theo thông tư 133 của Bộ Tài Chính:
Vốn chủ sở hữu tăng
- Khi chủ sở hữu có đóng góp thêm vốn
- Vốn tăng khi cổ phiếu phát hành lại cao hơn mệnh giá
- Tăng khi vốn được bổ sung từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu hoặc từ lợi nhuận kinh doanh của Công ty
- Bao gồm giá trị từ tài trợ, quà biếu, tặng trừ đi thuế phải nộp là số dương được các cấp thẩm quyền cho phép
Vốn chủ sở hữu giảm khi nào và ý nghĩa của nó
Vốn giảm trong các trường hợp sau:
- Khi cổ phiếu phát hành lại thấp hơn mệnh giá
- Giảm khi doanh nghiệp phải hoàn trả vốn góp
- Đơn vị chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể
- Nếu là công ty cổ phần thì hủy bỏ cổ phiếu quỹ dẫn đến vốn chủ sở hữu giảm
- Bù lỗ cho hoạt động kinh doanh theo như quy định
Ý nghĩa của vốn chủ sở hữu chính là dùng để duy trì các hoạt động kinh doanh, sản xuất cho công ty. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để chi trả cho các khoản nợ của chính doanh nghiệp đó.
Số tiền lợi nhuận doanh nghiệp thu về sẽ được chia thành nhiều phần khác nhau dựa vào tỷ lệ đóng góp của các chủ sở hữu công ty. Ngoài ra, nếu có khoản nợ phải trả thì những người này cũng sẽ phải cùng nhau gánh chịu khoản lỗ đó.
Có thể bạn quan tâm: Vốn lưu động là gì? Ý nghĩa và cách tính vốn lưu động chính xác nhất
Chính vì vậy, khi vốn của chủ sở hữu đang có xu hướng giảm dần tức là cơ cấu của doanh nghiệp đang bị thu hẹp lại hoặc kinh doanh thua lỗ. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến vốn chủ sở hữu bị âm và công ty rơi vào tình trạng thanh lý tài sản dẫn đến nguy cơ phá sản.
Sự khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là gì?
Ngoài vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp còn có một khoản vốn khác được gọi là vốn điều lệ. Đây là số tiền do các cổ đông trong công ty đóng góp hoặc cam kết sẽ góp trong một khoảng thời gian nhất định.
Số vốn này sẽ được ghi chép trong Điều lệ của công ty để phân biệt với vốn chủ sở hữu doanh nghiệp. Vốn điều lệ được góp vào có thể là ngoại tệ, tiền mặt, quyền sử dụng đất, công nghệ, tài sản hay quyền sở hữu trí tuệ….
Bên cạnh đó, vốn điều lệ chính là cơ sở để doanh nghiệp có thể phân chia được lợi nhuận hoặc thua lỗ cho các thành viên có góp vốn vào công ty.
Có thể bạn quan tâm: So sánh cổ phiếu và trái phiếu theo quy định pháp luật
Ngoài ra, nó cũng có sự khác biệt nhất định khi đem so sánh với vốn chủ sở hữu, ví dụ:
Vốn chủ sở hữu | Vốn điều lệ | |
Về bản chất | Vốn chủ sở hữu là loại tài sản được hình thành và thu về sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. | Tiền vốn điều lệ được xem là số tài sản mà các cổ đông của công ty đóng góp vào để có thể trở thành người điều hành đơn vị. |
Ý nghĩa | Vốn chủ sở hữu rất coi trọng ý nghĩa bởi nó phản ảnh được tình hình tăng giảm số nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp cũng như các thành viên góp vốn. Vốn chủ sở hữu đại diện cho giá trị cổ phần của các nhà đầu tư khi đầu tư vào một công ty. Cổ phiếu được sở hữu sẽ mang lợi nhuận vốn hoặc tăng giá cổ phiếu các cổ đông. Đối với chủ sở hữu vốn trong công ty cổ phần cũng có thể cho các cổ đông quyền bỏ phiếu trong bất kỳ cuộc bầu cử nào của hội đồng quản trị. |
Vốn điều lệ cam kết khoản trách nhiệm vật chất của các nhà đầu tư, cá nhân hay tổ chức góp vốn. Nguông vốn đầu tư trong vốn điều lệ vô cùng quan trọng với hoạt động của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để phân chia lợi nhuận và rủi ro trong việc kinh doanh với thành viên góp vốn. |
Về chủ sở hữu của số vốn | Vốn của chủ sở hữu có thể thuộc về bất cứ đối tượng nào, ví dụ như người nắm giữ cổ phiếu doanh nghiệp hay là Nhà nước | Chủ sở hữu của vốn điều lệ sẽ là các cá nhân hoặc tổ chức có cam kết đóng góp vào doanh nghiệp với mục đích thành lập công ty |
Cơ chế hình thành | Vốn chủ sở hữu hình thành nhờ nguồn vốn do doanh nghiệp, cá nhân hoặc Nhà nước bỏ ra để góp cổ phần. | Sự hình thành của vốn điều lệ chủ yếu là nhờ nguồn tài chính từ các cá nhân hoặc tổ chức có cam kết đóng góp trong một thời gian nhất định |
Nghĩa vụ nợ | Nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ do nguồn gốc góp vốn từ Nhà nước, cá nhân, tổ chức tham gia, cổ đông mua và nắm giữ các cổ phiếu. | Vốn điều lệ được coi là tài sản của công ty được coi là tổng giá trị tài sản của các thành viên công ty, vốn góp của chủ sở hữu hoặc cam kết góp vốn khi thành lập. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp phá sản thì các khoản nợ doanh nghiệp vốn điều lệ có nghĩa vụ thanh toán trả đủ. |
Nơi thể hiện | Cập nhật kết quả theo bảng kinh doanh từng thời kỳ | Điều lệ thuộc quyền công ty |
Phân biệt vốn chủ sở hữu & vốn hóa thị trường
Vốn hóa thị trường được hiểu là đầu tư toàn bộ số tiền để mua toàn bộ cổ phần của một doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại. Nó có một đặc điểm quan trọng giúp cho nhà đầu tư xác định được rủi ro cũng như thu lợi nhuận cổ phiếu của một công ty.
Còn vốn của chủ sở hữu lại là căn cứ tính toán giá trị hiện thực của một doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên đã giúp quý độc giả hiểu được phần nào về vốn chủ sở hữu là gì. Bạn có thể đón đọc thêm nhiều bài viết mới về tài chính tại https://congdongcrypto.com/ để có thêm kiến thức hữu ích trong lĩnh vực này nhé.