Xu hướng làm homestay phục vụ du khách tại các vùng du lịch trở nên phổ biến. Nhiều người mạnh dạn đầu tư homestay mang lại lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, kinh doanh homestay có thực sự hái ra tiền? Những khó khăn và thách thức khi đầu tư homestay là gì? Nhận định dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu về cơ hội kiếm tiền từ kinh doanh homestay.
Homestay là gì?
Homestay là mô hình kinh doanh không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt với những người trẻ thích du lịch hay ở các khu vực có lợi thế về thắng cảnh. Vậy, thực chất homestay nghĩa là gì?
Homestay là từ ghép giữ “Home là nhà” và “Stay là ở, lưu trú”. Loại homestay là du lịch lưu trú tại nhà dân. Với mô hình này, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống cùng gia đình, cộng đồng dân cư xung quanh để cảm nhận văn hóa, đời sống, ẩm thực của từng vùng miền, khu vực.
Loại hình du lịch homestay mới du nhập vào nước ta trong thời gian ngắn nhưng được nhiều người yêu thích lựa chọn. Homestay mang lại nhiều trải nghiệm mới mẻ, khác biệt so với du lịch nghỉ dưỡng, giá thành rẻ hơn, không gian đẹp được bài trí hài hòa theo đặc trưng văn hóa từng khu vực.
Mô hình lưu trú Homestay thường xuất hiện ở các khu vực phát triển du lịch mạnh mẽ, có lợi thế về cảnh quan, không gian đẹp thu hút du khách.
Homestay khác gì khách sạn?
Xu hướng du lịch homestay phát triển, mang đến lựa chọn mới hấp dẫn và thú vị hơn cho du khách. So với khách sạn, khái niệm homestay có nhiều khác biệt, cụ thể như:
- Với mô hình homestay, du khách sẽ được ở cùng với chủ gia đình, người dân bản địa. Dĩ nhiên, ở homestay bạn sẽ không có cảm giác sang chảnh như ở khách sạn, nhưng không gian gần gũi và thân thiện hơn.
- Mô hình homestay cho phép du khách được hưởng các tiện ích ăn nghỉ nghỉ, tự giặt quần áo, nấu nướng hoặc ăn cơm với gia chủ, không gian sinh hoạt chung. Trong khi tại khách sạn bạn sẽ được thuê phòng riêng, với trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại, không được nấu nướng mà ăn tại nhà hàng hoặc ăn ngoài.
- Mô hình homestay có giá thành rẻ hơn so với ở khách sạn. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ được đảm bảo nơi nghỉ ngơi thoải mái, thư giãn, có không gian riêng và được tôn trọng. Tất cả mọi người tại homestay sẽ dễ dàng tiếp xúc với nhau qua quá trình sinh hoạt. Riêng với mô hình khách sạn, không gian độc lập sẽ khiến du khách ít tiếp xúc với nhau, do vậy trải nghiệm cũng sẽ ít hơn.
Cơ hội và rủi ro khi đầu tư kinh doanh homestay
Xu hướng du lịch homestay trở nên thịnh hành, được nhiều người ưa chuộng hơn so với khách sạn hay resort đắt đỏ. Đầu tư kinh doanh homestay mang lại cơ hội nhưng cũng không ít thách thức mà bạn cần làm rõ.
Cơ hội kinh doanh homestay
Nhu cầu du lịch, đời sống tinh thần của người dân ngày càng tăng, đặc biệt với các bạn trẻ thích xê dịch. Cơ hội và tiềm năng từ kinh doanh homestay là không hề nhỏ:
- Cơ hội để kinh doanh homestay nở rộ bền vững: Mô hình mang lại cho du khách trải nghiệm thực tế cuộc sống bản địa, gần gũi với thiên nhiên, con người mỗi vùng đất đặt chân đến. Đây là mục tiêu hàng đầu được các du khách hướng đến khi du lịch.
- Thị trường tiềm năng cho những người ít vốn: Homestay tuy có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng do thị trường nhỏ lẻ, khó quản lý, tốn thời gian… nên, các doanh nghiệp lớn ít đầu tư kinh doanh, tạo cơ hội cho các cá nhân, nhóm người có nguồn vốn nhỏ.
- Vốn đầu tư ít và thu hồi nhanh: Chi phí xây dựng một homestay không quá lớn như khách sạn, với nền tảng nhà có sẵn được cải tạo lại. Nhờ vậy, kinh doanh homestay mang lại lợi nhuận lớn, đặc biệt trong mùa cao điểm về du lịch. Chủ đầu tư homestay có thể thu hồi vốn nhanh chóng.
- Thu nhập hấp dẫn và tự do tài chính: Nhu cầu du lịch tăng mạnh và còn phát triển trong tương lai tạo nên cơ hội kinh doanh tạo thu nhập hấp dẫn. Bởi du khách sẵn sàng chi trả số tiền lớn hơn để được tận hưởng không gian homestay đẹp, độc đáo và có những trải nghiệm thú vị. Với các homestay lớn, chủ đầu tư có thể thu được lợi nhuận vài trăm triệu đồng/ tháng, vào thời gian cao điểm.
Rủi ro khi kinh doanh homestay
Bên cạnh những cơ hội, kinh doanh homestay cũng tồn tại nhiều rủi ro và khó khăn mà nhà đầu tư phải đối mặt như:
- Mức độ cạnh tranh tăng: Thị trường bắt đầu bão hòa, nhiều người đầu tư kinh doanh homestay tạo nên sự cạnh tranh giữa các cá nhân, nhóm nhỏ trong cùng khu vực.
- Khó giữ chân khách hàng: Với nhiều không gian mới mở ra, du khách thường sẽ lựa chọn đến những không gian và trải nghiệm mới.
- Thất thoát chi phí quản lý: Thách thức với những người đầu tư mô hình homestay nhưng không trực tiếp sinh sống và làm việc tại đây. Bạn đầu tư homestay để tạo thu nhập và quản lý từ xa cần thuê người quản lý trực tiếp, tốn kém chi phí.
Đầu tư homestay cần bao nhiêu tiền?
Kinh doanh lưu trú homestay đang thu hút nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, với người mới “Đầu tư homestay cần bao nhiêu tiền?” vẫn là câu hỏi khó. Vốn đầu tư homestay tùy thuộc vào quy mô, ý tưởng không gian, nền tảng hiện có của mỗi người… Do vậy, mức vốn đầu tư homestay sẽ khó xác định chính xác.
Bạn cần có một kế hoạch tài chính cụ thể để chuẩn bị vốn đầu tư. Các khoản chi phí cần khi kinh doanh homestay gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng: Tùy thuộc vào thị trường bất động sản từng khu vực, đặc điểm căn nhà thuê được.
- Chi phí tu sửa, cải tạo: Để tiết kiệm khoản chi phí này nên tận dụng những gì đã có của chủ nhà để lại, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, dễ tái chế…
- Chi phí thuê người vận hành quản lý: Với những đối tượng không thể quản lý trực tiếp, bạn cần thuê người giám sát và quản lý homestay đáng tin cậy. Tuyển dụng nhân viên, người dọn dẹp phòng chăm sóc homestay.
Nhìn chung, với những người có nhà ở, để xây dựng homestay, chi phí tối thiểu 200 triệu đồng cho tạo dựng không gian lưu trú phục vụ du khách. Trường hợp đi thuê mặt bằng làm homestay, chi phí tối thiểu cần có là 500 triệu hoàn thiện không gian.
Xem thêm:
- Farmstay là gì? 4 Lưu ý cần biết trước khi đầu tư Farmstay
- Bỏ phố về quê: Cần bao nhiêu tiền cuộc sống mới nhàn hạ, an nhiên?
3 Yếu tố tạo nên một homestay thu hút khách
Kinh doanh homestay là một thị trường ngách mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng không ít vấn đề mà bạn phải đối mặt. Với sự gia tăng ngày càng nhiều mô hình mới, bạn cần tạo ra một homestay ấn tượng thu hút du khách.
Kiến trúc homestay ấn tượng
Không gian và kiến trúc ấn tượng sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn của du khách, đặc biệt với những người trẻ thích xê dịch. Không gian homestay cần mang dấu ấn riêng, độc đáo và khác biệt, đồng thời phải phù hợp với xu hướng của giới trẻ.
Homestay nên ưu tiên sự gần gũi, gắn liền với văn hóa, bản sắc của từng khu vực nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái cho du khách ghé thăm. Sử dụng kiến trúc xanh, hướng về thiên nhiên bền vững.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt
Dịch vụ chăm sóc khách hàng lưu trú cần phải tốt, gây ấn tượng và thiện cảm với khách hàng. Lưu trú homestay mang đến những trải nghiệm gần gũi, khám phá cuộc sống thường nhật của người dân khu du lịch.
Ví dụ như trải nghiệm cuộc sống vùng miền, thuê xe máy, ô tô tự lái, tiệc BBQ chung hay ăn cơm cùng gia đình tạo sự gần gũi thân thiện… Du khách được tự nấu nướng, tổ chức tiệc theo nhóm với những dụng cụ không gian homestay chuẩn bị sẵn.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng nhiệt tình. Tư vấn các món ăn ngon, địa điểm nên đến tham quan, hỗ trợ cứu hộ khi cần thiết… Đây sẽ là thế mạnh giúp giữ chân du khách hiệu quả.
Quản lý và vận hành homestay
Yếu tố quản lý vận hành homestay rất quan trọng để tạo nên một không gian lưu trú chuyên nghiệp nhưng vẫn đảm bảo sự gần gũi, thân thuộc hấp dẫn du khách. Người quản lý cần giám sát được vấn đề liên quan đến: Booking, nhận, trả phòng của khách… Đảm bảo vừa lòng khách đến hài lòng khách đi.
Quản lý nhân viên chăm sóc, đảm bảo an toàn, an ninh của không gian homestay. Năng lực quản lý vận hành homestay tốt sẽ giúp giảm các thất thoát không đáng có.
Đầu tư homestay có thể là cơ hội kinh doanh hái ra tiền nếu bạn thực sự hiểu và biết cách xây dựng không gian lưu trú ấn tượng. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích giúp bạn đọc hiểu về homestay và cơ hội đầu tư hấp dẫn.