Thị trường giao dịch tài chính là nơi ẩn chứa rất nhiều rủi ro đối với bất kỳ nhà đầu tư nào, dù là người có nhiều kinh nghiệm hay ít kinh nghiệm đi chăng nữa. Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa người có kinh nghiệm và ít kinh nghiệm chính là kiến thức. Nếu biết vận dụng các kiến thức khác nhau trong thị trường thì nhà đầu tư có thể hạn chế tối đo rủi ro của mình. Và lệnh Long, Short cũng là những kiến thức quan trọng mà bạn cần nắm rõ. Vậy Long Short là gì?
Long Short là gì?
Long Short là gì? Long Short đều là những khái niệm cơ bản mà bất kỳ Trader nào khi tham gia vào thị trường giao dịch tài chính nên biết. Thông thường, thuật ngữ Long và Short sẽ được sử dụng trong giao dịch Margin và Future.
Nhà đầu tư sẽ phải thực hiện một bản Smart Contract để mua, bán tài sản kỹ thuật số bất kỳ mà không cần phải sở hữu chúng. Đây chính là điểm khác biệt giữa thị trường giao ngay và thị trường Margin, Future.
Nhà đầu tư sẽ được đặt lệnh Short và thu về lợi nhuận ngay cả khi thị trường đang trong xu hướng giảm. Chính vì thế, chúng được gọi là lệnh bán khống nhằm hưởng mức chênh lệch khi thực hiện giao dịch
Trái ngược với lệnh Short thì chúng ta còn có lệnh Long. Nếu bạn sử dụng lệnh Short để thực hiện giao dịch khi thị trường đang trong xu hướng giảm thì lệnh Long sẽ dành cho bạn khi thị trường đang trong xu hướng tăng.
Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về khái niệm Long và Short thì các bạn phải đặc biệt quan tâm đến Position. Vậy Position là như thế nào?
>>> Có thể bạn quan tâm: Blue Chip là gì? Toàn tập kiến thức về cổ phiếu Blue Chip
Thế nào là Position?
Nếu hiểu theo cách cơ bản thì Position có ý nghĩa là vị trí hoặc vị thế. Tuy nhiên, nếu xét theo thị trường tài chính thì Position có ý nghĩa là tình trạng nắm giữ, sở hữu hay sử dụng một loại tài sản nhất định của các đối tượng tham gia vào 1 hợp đồng tài chính. Đồng thời, lợi ích của những người tham gia sẽ gắn liền với biến động giá của tài sản đó trên thị trường.
Trong đó:
- Tài sản nhất định: Một loại tài sản cụ thể mà bạn lựa chọn để đầu tư như: Cổ phiếu, tiền ảo, trái phiếu, hàng hóa,…
- Tình trạng sở hữu, nắm giữ hay sử dụng: Tình trạng sở hữu đối với tài sản, bạn sẽ có quyền quyết định mọi thứ đối với tài sản mà bạn đang nắm giữ. Ví dụ: Bạn đang nắm giữ cổ phiếu của công ty X, bạn sẽ có quyền bán hoặc giữ lại.
- Các đối tượng tham gia: Bên mua và bên bán.
- Hợp đồng tài chính: Hầu hết trên các thị trường tài chính hiện nay, khi đặt lệnh mua, bán một loại tài sản thì có nghĩa là bạn đang tham gia hợp đồng tài chính. Trong hợp đồng này sẽ bao gồm các nội dung như: Tài sản, ngày mua bán, số lượng mua bán,…
- Biến động giá: Sự tăng/giảm giá của tài sản trên thị trường.
Advertisement
Khái niệm chi tiết mà Trader cần nắm rõ
Khi đã nắm rõ các thông tin cơ bản về Long Short và Position thì ngay sau đây chúng tôi sẽ giải thích các khái niệm một cách chi tiết nhất tới các bạn.
Position Short là gì?
Vị thế Short là gì? Kết hợp cả 2 khái niệm chúng ta được tìm hiểu ở trên thì ta sẽ hiểu được Short Position chính là vị thế bán. Đây sẽ là vị thế của bên tham gia vào thị trường với mong muốn giá của tài sản sẽ giảm xuống.
Ví dụ dễ hiểu về Short Position:
Áp dụng lệnh Short Position vào thị trường chứng khoán, tức là khi đó người nắm giữ cổ phiếu đang kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ giảm trong tương lai. Nếu giữ lại, cổ phiếu của họ đang nắm giữ sẽ rớt giá, làm cho giá trị thực trong tài khoản của họ bị giảm xuống. Chính vì thế, họ sẽ bán cổ phiếu đi.
Sau một khoảng thời gian, dự đoán của nhà đầu tư về việc thị trường sẽ tiếp tục giảm xuống là đúng thì họ sẽ mua lại số cổ phiếu đó. Lúc này, nhà đầu tư sẽ sở hữu một lượng cổ phiếu như ban đầu nhưng số dư trong tài khoản của họ lại dư ra một chút bởi sự chênh lệch giá giữa cổ phiếu bán trước đó. Đây cũng chính là lúc mà Short Position mang lại cho nhà đầu tư lợi nhuận.
Long Position (Vị thế Long) là gì?
Hiểu rõ về Position Short là gì thì chắc chắn bạn sẽ hiểu về Long Position bởi đây là 2 khái niệm trái ngược nhau. Những người ở Long Position thì sẽ cho rằng giá của tài sản họ nắm giữ sẽ tăng lên trong tương lai. Chính vì thế, họ quyết định mua tài sản ngay từ khi giá của chúng còn rất thấp rồi bán ra với giá được kỳ vọng.
Lợi nhuận mà nhà đầu tư thu về chính là sự chênh lệch giữa giá ở thời điểm lúc mua và thời điểm lúc bán.
Ví dụ:
Ở trong thị trường Forex, những nhà đầu tư ở vị thế Long sẽ kỳ vọng giá của tiền tệ tăng lên trong tương lai. Chính vì thế, họ sẽ đặt lệnh mua trên thị trường dù không biết biến động giá sẽ đi như thế nào. Nếu giá tăng, nhà đầu tư sẽ thu về lãi từ sự chênh lệch. Ngược lại, giá giảm thì nhà đầu tư sẽ phải chịu lỗ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Jesse Livermore là ai? Bi kịch của một huyền thoại phố Wall
Cách phân biệt giữa Long và Short Position
Nếu hiểu rõ vị thế Long Short là gì thì không có gì là quá khó khăn để phân biệt hai thuật ngữ này. Bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây để phân biệt rõ ràng Long và Short Position nhé:
Long Position | Short Position |
|
|
Mối quan hệ giữa lệnh Long và Short là gì?
Lệnh Long và Short có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bởi chúng là 2 vị thế đối nghịch với nhau trong một hợp đồng tài chính. Đặc biệt, trên thị trường chứng khoán, tại thời điểm người A đặt lệnh BUY thì hợp đồng giao dịch sẽ được mở. Và đây cũng là lúc A ở vị thế Long. Khi lệnh được khớp thì phía đối nghịch sẽ là B ở vị thế Short.
Nếu giá tăng như kỳ vọng của A thì người này sẽ đặt lệnh SELL để thu về lợi nhuận. Lúc này, A sẽ ở vị trí Short Position và đối ứng với A sẽ là B hoặc là một nhà đầu tư khác.
Ý nghĩa của Long Position và Short Position trong hợp đồng quyền chọn là gì?
Khi các nhà đầu tư tham gia vào hợp đồng quyền chọn để thực hiện giao dịch mua, bán các tài sản cơ sở thì ý nghĩa của Long, Short Position sẽ khác so với trước.
Lúc này, lợi nhuận hay thua lỗ của việc tham gia hợp đồng quyền chọn sẽ phụ thuộc nhiều vào biến động giá của tài sản cơ sở. Điều này sẽ kéo theo các kỳ vọng của nhà đầu tư về việc giá cả trên vị thế Long, Short sẽ trở nên phức tạp hơn chứ không còn đơn giản là chỉ kỳ vọng giá tăng hay giảm nữa.
Thời điểm mà các nhà đầu tư mua Call Option hoặc Put Option thì có nghĩa bạn đang ở vị thế Long. Lưu ý, kỳ vọng về giá của tài sản cơ sở khi quyết định nắm giữ Call Option và Put Option sẽ khác nhau. Trong đó:
- Vị thế Long của Call Option hiểu là sự mong đợi giá của tài sản cơ sở tăng. Bởi bạn có quyền được mua các tài sản cơ sở từ những người đang nắm giữ vị thế Short với giá đã được quyết định trước đó.
- Vị thế Long của Put Option sẽ là kỳ vọng giá của tài sản cơ sở giảm. Bởi nhà đầu tư sẽ có quyền bán tài sản cho những người đang nắm giữ vị thế Short với mức giá đã được quyết định trước đó.
Advertisement
Chiến lược sử dụng lệnh Long and Short cực kỳ hiệu quả
Trên thị trường tài chính, các nhà đầu tư thường sử dụng 2 lệnh Long và Short thay phiên nhau để giao dịch hiệu quả hơn. Việc sử dụng các vị thế mua, bán giúp nhà đầu tư đề phòng rủi ro, gia tăng lợi nhuận và nhiều lợi ích khác. Chính vì thế, nếu bạn muốn biết cách sử dụng lệnh Long và Short hiệu quả thì hãy tham khảo các chiến lược sau đây:
Chiến lược giao dịch đồng thời
Chiến lược giao dịch đồng thời có nghĩa là nhà đầu tư phải mở đồng thời 2 vị thế Long và Short cùng lúc với tài sản kỹ thuật số. Khi đã xác định được xu hướng của thị trường, nhà đầu tư sẽ tiến hành đóng một lệnh và giữ lệnh còn lại.
Thực hiện mua, bán khống với 2 cặp tiền tương đồng
Nếu bạn là một Forex Trader thì có thể thực hiện chiến lược giao dịch mua, bán khống với 2 cặp tiền tương đồng. Để thực hiện chiến lược này, nhà đầu tư sẽ phải tiến hành mua khống một cặp tiền và bán khống một cặp tiền tương đồng khác. Nhưng chú ý là 2 cặp tiền tương đồng đó phải có cùng một khối lượng giao dịch.
Các nhà đầu tư cũng nên lưu ý rằng chiến lược này không loại bỏ đi hoàn toàn rủi ro mà chỉ có thể hỗ trợ bạn giảm thiệt hại đáng kể khi thị trường đi ngược lại với điều bạn dự đoán.
Kết hợp vị thế Long và Short trên Call Option
Khi lựa chọn chiến lược kết hợp vị thế Long và Short trên Call Option, bạn có thể tham khảo 2 cách giao dịch như sau:
- Đầu cơ chênh lệch khi giá tăng: Trader vào vị thế Long trong Call Option 1 và Short Position trong Call Option 2 ở cùng 1 cặp tiền tệ. Trong đó, giá của Call Option 2 sẽ cao hơn Call Option 1. Và để thực hiện chiến lược này một cách hiệu quả thì bạn sẽ phải chuẩn bị một lượng vốn nhỏ. Lợi nhuận bạn sẽ thu được từ sự chênh lệch giá nếu đúng kỳ vọng, còn không thì đây sẽ là số tiền bạn mất đi
- Đầu cơ chênh lệch giá xuống: Trader kỳ vọng giá sẽ xuống trong tương lai thì nên đặt Long Position trong Call Option 1 và Short Position trong Call Option 2. Và ở đây, giá của Call Option 1 cao hơn Call Option 2. Trader sẽ nhận được lợi nhuận nếu giá giảm và ngược lại, thua lỗ khi giá đi ngược lại kỳ vọng
>>> Có thể bạn quan tâm: Penny là gì? Cách chơi & Top cổ phiếu Penny tiềm năng nhất
Toàn bộ thông tin về Long, Short là gì đã được cập nhật chi tiết tới các nhà đầu tư. Mong rằng qua bài viết của Cộng Đồng Crypto bạn đã hiểu rõ các thuật ngữ cơ bản này. Chúc các bạn thực hiện giao dịch thành công với các vị thế Long, Short.