Một trong các yếu tố cần thiết nhất cho trader khi chơi Forex chính là khả năng phân tích và đánh giá xu hướng thị trường. Chính vì vậy mà có nhiều chỉ số đã được ra đời để hỗ trợ các nhà giao dịch phân tích hiệu quả hơn và RSI là một trong số đó. Vậy RSI là gìvà công thức tính của nó như thế nào? Cùng đọc bài viết sau để có cái nhìn tổng thể về chỉ số này.
Chỉ số RSI là gì? Relative Strength Index là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì RSI là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Relative Strength Index (hay chỉ số sức mạnh tương đối). Nó được phát triển bởi J.Welles Wilder với mục đích sử dụng như một công cụ đo thường tốc độ và thông báo sự biến đổi của giá tiền.
Chỉ số sức mạnh tương đối thường sẽ dao động ở mức biên độ từ 0 cho đến 100 để đo lường sự quá mua (overbought) hay quá bán (oversold). Theo lý thuyết nhà sáng lập Wilder đặt ra, khi RSI xuống dưới mức 30 là biểu hiện cho thị trường đang ở tình trạng quá bán.
Ngược lại, khi RSI ở trên mức 70 thì sẽ biểu hiện cho tình trạng thị trường ở mức quá mua. Một khi hiện tượng quá mua hoặc quá bán được diễn ra, thị trường ngoại tệ có thể sẽ đảo chiều theo hướng ngược lại.
Có thể nói, chỉ báo sức mạnh tương đối là loại phân tích kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất trên các thị trường tài chính. Ví dụ như chứng khoán, giao dịch ngoại hối hay bitcoin….
Ý nghĩa của đường RSI là gì trong sàn Forex?
Các chỉ báo sức mạnh tương đối thường sẽ được trình bày dưới dạng biểu đồ nằm ngang và gắn với phần dưới cùng của biểu đồ cặp tiền ngoại tệ. Nó chỉ có một đường duy nhất với các chỉ số dao động trong khoảng từ 0 đến 100.
Khi RSI dao động ở mức từ 0 đến 30 đồng nghĩa với việc các điều kiện của thị trường đang ở mức quá bán. Lúc này phần trăm điều chỉnh tăng giá của các cặp tiền tệ sẽ tăng cao.
Còn khi chỉ số sức mạnh tương đối nằm trong khoảng từ 30 đến 70 thì có nghĩa là thị trường đang ở mức ổn định. Hiện tượng quá bán hoặc quá mua sẽ không xảy ra nếu xuất hiện mức này.
Chỉ số RSI nằm ở mức từ 70 cho đến 100 là biểu hiện cho thấy thị trường ngoại tệ đang ở mức quá mua. Có nghĩa là các cặp tiền ngoại tệ đang tăng cao sẽ có xu hướng điều chỉnh mức giá giảm xuống.
Ngoài ra, khi đường RSI cắt từ mức 50 đến khu vực phía trên có nghĩa là xu hướng giá tăng trong cặp ngoại tệ sẽ bị ảnh hưởng. Còn khi cắt từ đường trung tâm xuống vùng ở phía dưới là biểu hiện cho việc xu hướng giảm của cặp tiền sẽ bị tác động.
Có thể bạn quan tâm: EMA là gì? Cách sử dụng đường EMA trong giao dịch Forex
Công thức tính của chỉ số sức mạnh tương đối RSI
Một khi đã tìm hiểu về RSI là gì, bạn cũng nên nắm được công thức tính của chỉ số này. Mục đích là để phục vụ cho quá trình phân tích xu hướng thị trường tiền tệ được thuận lợi hơn.
Để tính được chỉ số sức mạnh tương đối, bạn sẽ phải tính trung bình của hàm mũ 14 kỳ của ngày có mức giá đóng cửa cao hơn mức mở cửa. Lấy số này chia cho mức giá đóng của ngày có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa của sàn ngoại hối.
Nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực chất bạn sẽ không phải tự tính toán chỉ số RSI theo công thức này. Tất cả đã được phần mềm thông minh như MT4 hay MT5 tính sẵn nên việc của bạn là cần đọc đúng được sự biến động của chỉ số và thực hiện giao dịch là được.
Vai trò của chỉ số RSI trong forex
Bên cạnh việc xác định các tín hiệu mua vào và bán ra của từng cặp tiền ngoại tệ trên sàn Forex. Chỉ số sức mạnh tương đối còn có vai trò vô cùng quan trong như:
Xác định xu hướng giá cặp ngoại tệ trong tương lai
Đường chỉ số RSI có thể dự báo được xu hướng của đồng ngoại tệ trong tương lai sẽ tăng giá khi nó vượt ngưỡng 50 theo hướng từ dưới lên. Ngược lại, nếu chỉ số của đường này ở mức 50 theo hướng từ trên xuống đồng nghĩa với giá của cặp ngoại tệ sẽ giảm.
Xác định khả năng phân kỳ và hội tụ của giá đồng ngoại tệ
Khi sự phân kỳ của chỉ số RSI và giá được diễn ra, nó sẽ báo hiệu cho sự kết thúc của một xu hướng. Mức giá của cặp ngoại tệ sẽ đảo chiều từ tăng qua giảm và ngược lại. Dựa vào đó, trader sẽ biết được mình nên thực hiện giao dịch mua vào hay bán ra để thu lợi nhuận về cho bản thân.
Cách sử dụng chỉ báo RSI đạt hiệu quả tốt nhất
Về bản chất thì chỉ số sức mạnh tương đối sẽ cung cấp cho các nhà giao dịch những tín hiệu liên quan đến hiện tượng quá mua hoặc quá bán. Nó là một công cụ hoạt động cực kỳ hiệu quả ở nhiều thị trường tài chính khác nhau trong đó có Forex.
Tuy nhiên, chỉ số này vẫn có thể gửi đi một số tín hiệu sai lệch khiến trader bị thất thoát khi giao dịch. Chính vì vậy, cách tốt nhất để sử dụng nó là kết hợp với các công cụ khác để kết quả phân tích được chính xác nhất:
Dùng chung cả RSI với MACD
Tương tự như RSI, MACD cũng là một dạng chỉ số thông báo sự dao động của các cặp tiền ngoại tệ. Tuy nhiên, nó sẽ có sự khác biệt một chút so với chỉ số chỉ báo sức mạnh tương đối.
Với MACD, các nhà giao dịch sẽ thấy được mối quan hệ của hai đường trung bình động về giá của một cặp ngoại tệ nào bất kỳ. Từ đó trader sẽ biết được lúc nào nên nhập lệnh mua và lúc nào nên nhập lệnh bán.
Nếu như nhà giao dịch dùng MACD để đo lường mối quan hệ giữa các mức giá thì họ sử dụng RSI để biết được khi nào giá sẽ có sự thay đổi. Chính vì vậy, khi kết hợp hai chỉ số này với nhau, trader sẽ có cái nhìn hoàn chỉnh hơn về xu hướng của thị trường.
Có thể bạn quan tâm: MACD là gì? Kiến thức về đường chỉ báo MACD bạn phải biết
Sử dụng RSI tương tự một đường xu hướng
Bản chất của RSI vốn là một dải băng có giá trị từ 0 đến 100 và sẽ biến động khi xu hướng thị trường thay đổi. Do đó, bạn có thể sử dụng nó để xác định hướng đi của cặp tiền mình đang đầu tư sẽ tăng hay giảm để từ đó thu về lợi nhuận khả quan.
Có thể bạn quan tâm: Stochastic là gì? Cách sử dụng Stochastic hiệu quả nhất
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài chia sẻ của Cộng Đồng Crypto. Qua bài viết trên, mong rằng quý độc giả đã hiểu rõ hơn về RSI là gì và ý nghĩa của nó đối với thị trường Forex. Hoạt động đầu tư ngoại tệ mặc dù thu lời nhiều nhưng nó vẫn tồn tại rủi ro. Vì thế bạn cần phải trau dồi thật nhiều kiến thức mới để có thể đứng vững trên thị trường này.