Ngành công nghiệp tiền điện tử đến nay đã chào đón hàng loạt dự án. Trong số này có khá nhiều dự án đến từ Châu Á. Đơn cử như Qtum với mã tiền điện tử đại diện Quantum Coin. Sau hơn 5 năm ra mắt, nền tảng Qtum hiện ngày một lớn mạnh. Kéo đó là giá đồng coin đại diện cho nền tảng này cũng ngày càng có chỗ đứng vững chắc hơn.
Đôi nét về nền tảng Qtum
Trước khi phân tích về đồng Quantum Coin, Cộng Đồng Crypto muốn bạn tìm hiểu qua phần tổng quan về nền tảng Qtum.
Qtum là gì?
Từ Qtum còn được phát âm là Quantum. Nền tảng blockchain đặc biệt này ứng dụng thuật toán Proof of Stake tiên tiến. Trên cùng một chuỗi khối, Quantum đã kết hợp thành công ưu điểm của cả hai blockchain Bitcoin và Ethereum.
Cụ thể, Qtum triển khai theo mô hình giao dịch UTXO tương tự như Bitcoin, thực hiện chức năng thực thi Smart Contract và ứng dụng dApp. Mới đây, người ta còn bổ sung cả ứng dụng tài chính phi tập trung DeFi.
Tính đến hết quý 1 năm 2021, chuỗi khối blockchain Qtum đã hỗ trợ khởi chạy trên 20 mã token. Nền tảng đang hướng dẫn mục tiêu tạo ra một cơ chế lưu trữ dữ liệu mới. Có nghĩa thay vì phải lưu trữ các tập tin trên hệ thống máy chủ duy nhất, tất cả ứng dụng khởi chạy trên Qtum yêu cầu để lưu trữ dữ liệu vào blockchain theo hướng phân tán.
Lịch sử ra đời của Qtum
Tổ chức quản lý của nền tảng Qtum là Qtum Foundation hiện tại trụ sở tại Singapore. Hiện nay, tổ chức ngày bao gồm nhiều thành viên có tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ blockchain.
Nổi bật phải kể đến hai thành viên Neil Mahi và Jordan. Họ từng có kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trên thị trường điện tử và nghiên cứu blockchain. Dự án Qtum bắt đầu được khởi động từ tháng 3/2016.
Không được huy động vốn đầu tiên, dự án đã thu về trên 10.000 BTC và 72.000 ETH với giá trị tương đương 15.6 triệu USD. Đây là một trong những đợt huy động vốn thành công nhất của một dự án tiền điện tử.
Đầu năm 2018, Qtum đã cho ra đời blockchain không gian hợp tác với SpaceChain. Nhằm thúc đẩy xây dựng một mạng lưới internet phi tập trung. Nếu dự án này thành công, Qtum sẽ tạo tiếng vang lớn, đồng thời làm tăng giá trị đáng kể cho đồng Quantum Coin.
Đến nay, Qtum đang là một thế hệ sinh thái blockchain hàng đầu, môi trường hoạt động của hàng loạt dự án DeFi, ứng dụng phi tập trung dApp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Pump and dump là gì? Dấu hiệu nhận biết pump and dump
Đặc tính kỹ thuật của Qtum
Mặc dù phát triển sau Bitcoin và Ethereum nhưng Qtum lại đang dân trở thành đối thủ đáng gờm của nhiều nền tảng đi trước. Bí mật dẫn đến thành công của Qtum nằm đặc tính kỹ thuật nổi bật và khác biệt.
- Mô hình kết hợp giữa Bitcoin và Ethereum
Qtum là mô hình kết hợp hoàn hảo giữa Bitcoin và Ethereum. Trong đó việc triển UTXO tương tự như trên blockchain Bitcoin kết hợp với mô hình tài khoản Ethereum cho phép nền tảng này hỗ trợ các giao dịch không tương thích.
Với mô hình UTXO của Bitcoin, số dư trong ví theo dõi thông qua những giao dịch riêng lẻ trên blockchain. Trong khi đó, tài khoản Ethereum lại tạo số dư được giữ trong một tài khoản, nói chung nó giống với ngân hàng truyền thống hơn.
Bạn có thể hiểu rằng Qtum hỗ trợ kết nối mô hình giao dịch Bitcoin và Ethereum thông qua lớp tài khoản ALL. Lớp ALL ở đây giữ vai trò như một phiên dịch viên cho UTXO không tương thích với Smart Contract của Ethereum.
Về cơ bản ALL để tạo điều kiện để máy ảo xử lý các UTXO. Sau đó, chuyển đổi thành dạng giao dịch của Qtun tương thích với hợp đồng thông minh Smart Contract của Ethereum.
Phương pháp tiếp cận mới này cho phép Qtum đã tạo ra một nền tảng hợp đồng Smart Contract dựa vào UTXO độc đáo. Khả năng bảo mật của UTXO kết hợp khung hợp đồng thông minh Ethereum là một trong những điểm mạnh nổi bật của nền tảng Qtum.
Team phát triển dự án cho biết thông qua cách tiếp cận này, tốc độ giao dịch sẽ được cải thiện đáng kể. Đồng thời phí giao dịch cũng thấp hơn, hợp đồng Smart Contract linh hoạt hơn so với Ethereum. Đặc biệt, hệ thống xác minh thanh toán SPV của Bitcoin còn cho phép thực thi hợp đồng Smart Contract ngay trên thiết bị di động.
- Neutron – hệ thống kết nối trung tâm máy ảo Qtum
Từ năm 2020, Qtum đã hoàn thiện cấu trúc Neutron. Đó là một trình dịch VM phổ quát, tương tự như một phần mềm trung gian ngăn cách các lớp phần mềm khác.
Neutron được triển khai nhằm mục đích dịch những ngôn ngữ VM khác nhau để blockchain có thể đọc và xử lý. Như vậy, Neutron đã trở thành một lớp trung gian kết nối giữa nhiều blockchain và hợp đồng thông minh.
Hiện tại, Neutron đang sử dụng ngôn ngữ lập trình Rust cho Smart Contract để cải thiện hiệu suất và tính bảo mật. Giao diện lập trình của Neutron còn cho phép nhiều lớp cấu trúc của Qtum giao tiếp thuận lợi với nhau.
Phần mềm trung gian này có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bổ trợ chức năng nâng cao cho giao thức cấp thấp. Chẳng hạn như lớp mạng, lớp khối và lớp giao dịch.
- Mô hình tự quản trực tuyến và ngoại tuyến
Chuỗi khối kết hợp của nền tảng Qtum đã cung cấp một giao thức quản trị khá tối ưu cho cả cấu trúc trong và ngoài chuỗi. Trong đó, giao thức quản trị phu tập trung DGP đã thực hiện hầu hết nhiệm vụ trên chuỗi.
Qtum có khả năng điều chỉnh kích thước khối và cấu trúc phí của Smart Contract mà không để xảy ra hard fork. Tuy nhiên nếu muốn sửa đổi hoàn toàn giao thức, hệ thống vẫn bắt buộc phải có một đợt hard fork.
- Thuật toán đồng thuận Proof of Stake
Khác với Bitcoin, Qtum đang ứng dụng thuật toán Proof of Stake thay vì Proof of Work. Trong năm 2020, một đợt hard fork đã diễn ra để kích hoạt cơ chế đặt cược ngoại tuyến. Kể từ đây, người dùng có thể thực hiện ủy quyền không giám sát, tham gia đặt cược bất thời điểm nào mà không cần phải chạy nút đặt cược.
Phía nhà phân phối Qtum có quyền tham gia xác nhận những khối tiền điện tử mới đúc, cùng với đó là phí giao dịch và Smart Contract của khối đó. Qtum chỉ mất khoảng 32 giây để xử lý một khối, mỗi giây hệ thống này có thể xác lẫn thành công 70 giao dịch. Cứ sau 4 năm, phần thưởng khối lại giảm đi 50% giống như Bitcoin.
Quantum Coin là gì?
Quantum Coin sở hữu mã giao dịch QTUM, phát hành lần đầu tiên vào ngày 19/12/2016. Đồng coin này hoạt động độc lập trên blockchain Qtum, tuân theo tiêu chuẩn thiết kế QR20 và QRC721.
Phần thôi khối khai thác QTUM sẽ giảm đi 50% sau 4 năm. Team sáng lập dự án đã ấn định nguồn cung của đồng coin này ở con số 107.822.406 QTUM. Nguồn cung lưu hành hiện tại đạt 98.806.778,73 QTUM chiếm khoảng 92% tổng nguồn cung.
>>> Có thể bạn quan tâm: Prosper (PROS) là gì? Tìm hiểu về nền tảng Prosper từ A – Z
Tỷ lệ phân bổ Quantum Coin
Quantum Coin là đồng coin hướng đến cộng đồng với tỷ lệ phân bổ khá hợp lý, đảm bảo trao quyền lớn nhất vào tay người dùng.
- 51% Tương đương khoảng hơn 51 triệu Quantum Coin phân bổ đến cộng đồng.
- 8% Phân bổ cho đội ngũ người ủng hộ sớm nhất cho dự án.
- 9% Phân bổ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường.
- 20% Phân bổ đến hoạt động kinh doanh chung của dự án.
Với tỷ lệ 51% Quantum Coin thuộc về cộng đồng đã đảm bảo rằng nền tảng Qtum luôn đặt tính phân quyền lên hàng đầu. Còn 49% còn lại phân phối theo cơ chế định trước. Chỉ sau hơn 1 năm ra mắt, Quantum Coin đã sớm chinh phục thị trường với giá trị vốn hóa hàng trăm triệu USD.
Dự đoán giá Quantum Coin
Phần lớn chuyên trang dự đoán đều tỏ ra lạc quan về tiềm năng tăng trưởng của đồng Quantum Coin.
Cụ thể theo dự báo của Wallet Investor, QTUM sẽ trải qua nhiều được biến đổi của giá nhưng xu hướng chủ đạo là đi lên. Chuyên trang này lạc quan tin tưởng rằng đêm cuối năm 2022, giá mỗi Quantum Coin có khả năng tăng lên 28.24 USD. Đặc biệt đến cuối giai đoạn năm 2025, đồng coin này thậm chí có thể đạt mức giá 42.37 USD.
Còn theo dự đoán của DigitalCoin ngay trong năm 2021, Quantum Coin sẽ đạt mức giá trung bình 24.58 USD. Bước sang năm 2022, nhiều khả năng đồng coin này có khả năng tăng lên 40.47 USD. Thậm chí đến cuối năm 2028, giá Quantum Coin còn đạt mức 64.45 USD.
Một vài dự đoán trên hoàn toàn có thể xảy ra trước thị trường tiền điện tử luôn diễn ra các biến động mạnh. Thời điểm Cộng Đồng Crypto thực hiện bài tổng hợp này, Quantum Coin chân nằm trong top 100 đồng tiền điện tử thời hiệu giá trị vốn hóa cao nhất.
Giá trị hiện thời tuy không cao như một số dự đoán nhưng vốn hóa đã vượt 1 tỷ USD. Điều này chứng tỏ Quantum Coin vẫn thu hút số lượng lớn nhà đầu tư tham gia giao dịch.
Đánh giá tiềm năng phát triển của Qtum
Muốn đánh giá một cách chính xác tiềm năng của dự án Qtum và đồng Quantum Coin, bạn cần xem xét đến đối thủ cạnh tranh và quan hệ đối tác của dự án này.
Đối thủ cạnh tranh
Mảnh thị trường mà Qtum nhắm tới có tính cạnh tranh rất cao. Ethereum đồ chơi như nền tảng đầu tiên triển khai Smart Contract và dApp. Đến nay, Ethereum vẫn là chuỗi khối tập hợp nhiều dự án nhất. Tuy nhiên không chỉ phải đối mặt với áp lực của Ethereum, Qtum trước mắt còn phải vượt qua các đối thủ sừng sỏ khác như Cardano, NEO, EOS, Lisk.
- EOS: Một trong số những đối thủ đáng gờm nhất của Qtum. Dù chỉ mới chính thức hoạt động từ tháng 6/2018 nhưng EOS đã vươn lên hàng ngũ blockchain hàng, hỗ trợ vô số dApp.
- NEO: Nền tảng được ví như “Ethereum phiên bản Trung Quốc”. Dịch vụ tiện ích NEO cung cấp gần tương tự như Qtum. Lợi thế lớn nhất của NEO là luôn liên kết chặt chẽ và tuân thủ luật lệ khắt khe của chính phủ Trung Quốc.
- Lisk: Một nền tảng khá tiềm năng có khá bùng nổ mạnh mẽ cạnh tranh trực tiếp với Qtum và nhiều blockchain khác.
- Cardano: Blockchain hàng đầu có khả năng soán ngôi của Ethereum. Đồng ADA trong năm nay từng không ít lần vươn lên top 3 về giá trị vốn hóa thị trường.
Như vậy, Qtum sẽ phải cạnh tranh gay gắt với Ethereum và 4 nền tảng blockchain nổi bật trên thị trường hiện giờ. Cuộc ganh đua này hứa hẹn sẽ thay đổi cục diện của thị trường, giúp người dùng có thêm nhiều chọn lựa mới.
Quan hệ đối tác
Qtum vẫn luôn tích cực liên kết, hợp tác với các đối tác lớn như Starbucks, 360 Finance.
- Starbucks: Đang trong quá trình đàm phán với chuỗi cửa hàng Starbucks. Nhằm đưa Quantum Coin vào hệ thống thanh toán, giúp khách hàng chi trả đơn hàng linh hoạt hơn.
- 360 Finance: Qtum đang trong giai đoạn triển khai một trung tâm nghiên cứu blockchain tại Trung Quốc. Quan hệ hợp tác với 360 Finance giúp Qtum có thêm cơ hội cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc.
>>> Có thể bạn quan tâm: Potcoin là gì? Toàn tập kiến thức về đồng POT Coin từ A – Z
Cập nhật tỷ giá đồng Quantum Coin mới nhất
Tính đến ngày 25/10/2021, giá trị mỗi Quantum Coin là hơn 13 USD. Vốn hóa thị trường đạt trên 1.3 tỷ USD, xếp ở vị trí thứ 93. Khối lượng giao dịch của đồng coin này dùng khá ấn tượng khi đạt trên 150 triệu USD.
Vào năm 2018, có những thời điểm mỗi Quantum Coin đạt kỷ lục giá 100 USD. Sau hơn 3 năm, QTUM vẫn chưa thể vượt giá trị lịch sử này nhưng vốn hóa thị trường lại tăng khá nhiều.
Qua bài viết trên đây, mong rằng bạn đã biết thêm nhiều điều thú vị về đồng Quantum Coin và nền tảng Qtum. Giá của đồng coin này hiện giờ đạt trên 1 tỷ USD, thu hút đông đảo trader tham gia giao dịch, đầu tư.
Việc kết hợp giữa tính chất của Bitcoin và Ethereum đã hình thành nền tảng Qtum mới mẻ cho phép thực thi giao dịch, hợp đồng Smart Contract nhanh chóng. Các nhà phát triển ứng dụng dApp từ đây đã có thêm lựa chọn mới không còn bị phụ thuộc vào Ethereum. Đồng Quantum Coin cũng dần quen thuộc với cộng đồng người dùng tiền điện tử.