Trước khi học chuyên sâu phân tích kỹ thuật là như thế nào? Thì chúng ta cần phân biệt rõ phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản, đây là 2 trường phái cơ bản trong giao dịch tài chính nói chung, và giao dịch chứng khoán hay forex nói riêng.
Đúng như tên gọi của nó, phân tích kỹ thuật là chiến lược để nhà đầu tư phân tích, để nhận định xu hướng của thị trường dựa trên các kỹ năng phân tích và các chỉ báo kỹ thuật.
Phân tích cơ bản thì có thể nói là ngược lại, dùng các thông tin cơ bản, tin tức, báo cáo, tổng quan của thị trường tài chính để phân tích và đưa ra các chiến lược mua bán của nhà đầu tư.
- Cách chơi forex cho người mới bắt đầu
- Mở tài khoản forex – Hướng dẫn chi tiết
- Các sàn ngoại hối uy tín hàng đầu thế giới
Trên là phân biệt cơ bản giữa 2 trường phái phân tích trong thị trường tài chính. Cùng tìm hiểu sâu hơn phân tích kỹ thuật là gì và tại sao chúng ta nên dùng phân tích kỹ thuật nhé.
Khái niệm
Phân tích kỹ thuật rất được phổ biến trong giới trader, phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của một sản phẩm nào đó nhằm phân tích các biến động cung – cầu để đưa ra các quyết định giao dịch, nó có thể chỉ cho nhà đầu tư thời điểm để vào lệnh, có thể buy hay sell một sản phẩm nào đó mà nhà đầu tư quan tâm.
Khác với phân tích cơ bản đòi hỏi phải có kiến thức bao quát và sự hiểu biết khá rộng của mình, thì phân tích kỹ thuật thường được dùng ở các trader có xu hướng giao dịch ngắn hạn hoặc giao dịch tự do với các chỉ báo kỹ thuật có sẵn.
Các bước cần xác định trong phân tích kỹ thuật
Đối với những trader lần đầu tiên làm quen với phân tích kỹ thuật, thì nên cần nắm các bước sau đây để có thể tiếp cận nhanh hơn và dễ dàng hơn:
+ Xác định rõ chiến lược khi tham gia vào thị trường, là lựa chọn mảng giao dịch sao cho là phù hợp.
+ Xác định sản phẩm cần giao dịch, có thể là vàng, dầu, các cặp tiền tệ forex,…
+ Tìm nhà môi giới (broker) đáng tín cậy để ký quỹ.
+ Xác định xu hướng của thị trường để thiết lập lệnh giao dịch phù hợp với phân tích.
+ Chuẩn bị tâm lý trong lúc giao dịch, không để bị dao động và xao nhãng.
Các chỉ báo kỹ thuật thông dụng
Một trong những điều không thể thiếu trong phân tích kỹ thuật đó là công cụ chỉ báo, tuy nhiên sẽ có rất nhiều công cụ tùy chúng ta lựa chọn sao cho phù hợp với việc phân tích của mình để giao dịch được hiệu quả.
Muốn đạt được điều đó thì chúng ta nên xác định mục tiêu của sử dụng công cụ, vì mỗi loại công cụ có những chức năng nhất định. Tuy nhiên, một mục đích quan trọng nhất và duy nhất của chúng ta là làm sao để dự đoán được xu hướng của thị trường, để lựa chọn được thời điểm mua- bán sao cho thật sự hiệu quả.
Các chỉ báo chúng ta có thể kể đến trong rất nhiều chỉ báo kỹ thuật như: Moving Average, Bollinger Bands, hay RSI, MACD,…
Tầm quan trọng của phân tích kỹ thuật trong trading như thế nào?
Nói đến tầm quan trọng của phân tích kỹ thuật thì không phải bàn cãi, rất quan trọng, để tìm ra ứng dụng của phương pháp phân tích kỹ thuật này, chúng ta cần nắm 3 yếu tố khiến trường phái phân tích này không bao giờ là lỗi thời.
+ Phân tích kỹ thuật có thể có các công cụ báo động giá, cảnh báo sự xuyên thủng các ngưỡng an toàn này và thiết lập các ngưỡng an toàn khác, thường hay được thấy như thiết lập đỉnh giá mới thay đỉnh cũ, hoặc đáy mới thay đáy cũ.
Điều này có thể giúp các nhà đầu tư trong việc nhận biết các sự thay đổi về giá sớm, từ đó sẽ giúp họ có hành động mua hay bán kịp lúc sản phẩm mà họ phân tích.
+ Ngoài việc cảnh báo sớm, phân tích kỹ thuật còn có chức năng xác nhận, và mỗi công cụ trong phương pháp phân tích kỹ thuật sẽ được kết hợp sử dụng với những phương pháp phân tích khác để xác nhận xu hướng đi của sản phẩm. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư có một nhận định và cách nhìn khách quan hơn, từ đó đưa ra kết luận chính xác hơn trong kế hoạch giao dịch của chính mình.
+ Phân tích kỹ thuật với các công cụ dự báo còn có thể đưa ra dự đoán sớm cho tương lai. Điều này quả thật rất tuyệt vời để các nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận. Với việc sử dụng các kết luận nhờ phân tích kỹ thuật, các nhà đầu tư sẽ kỳ vọng và dự đoán giá cả của tương lai. Tuy nhiên, vì bản chất của phân tích kỹ thuật là thống kê giá của quá khứ; hay nói cách khác, các chỉ báo kỹ thuật thường có một độ trễ nhất định, do đó các nhà đầu tư cần tính toán đến xác suất vì nó có thể sai.
Như Albert EinStein đã từng nói, tất cả đều là tương đối, không có gì tuyệt đối 100% , và trong thị trường forex cũng vậy. Cho dù bạn là ai? Có tài giỏi như thế nào? Thì bạn cũng sẽ có lúc sai, và các chỉ báo kỹ thuật có thể nhiều lúc không đúng, nên cứ tư duy chỉ báo kỹ thuật luôn chính xác là quan niệm hết sức sai lầm.