Pantera Capital là một trong số quỹ đầu tư lớn và nổi tiếng hàng đầu trong thị trường Crypto. Với tầm nhìn dài hạn cũng như hỗ trợ cho các dự án Layer-1 thì Pantera có lợi thế vô cùng lớn so với các Venture Capital khác. Vậy Pantera Capital cụ thể là gì? Hãy cùng Cộng Đồng Crypto tìm hiểu chi tiết về quỹ đầu tư vô cùng nổi tiếng này nhé!
Pantera Capital là gì?
Pantera Capital là quỹ đầu tư ở các dự án liên quan đến công nghệ Blockchain và tiền mã hóa được thành lập bởi Dan Morehead (cựu CFO và Head of Marco Trading của Tiger Management) vào năm 2003. Đây là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực đầu tư vào thị trường này.
Khi mới thành lập, Pantera Capital chỉ đơn giản là một quỹ đầu tư truyền thống và hoạt động như nhiều quỹ đầu tư tại thời điểm. Trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Pantera Capital đã dần nhận ra sự phát triển tiềm năng của tài sản kỹ thuật số trong tương lai. Do đó, công ty đã quyết định chuyển hướng sang đầu tư các dự án Blockchain và tiền mã hóa.
Các quỹ đầu tư của Pantera Capital chủ yếu vào vốn cổ phần tư nhân của các doanh nghiệp giai đoạn đầu và tập trung xây dựng các sản phẩm, dịch vụ trong hệ sinh thái Blockchain.
Theo dữ liệu trên Website của quỹ vào thang 11 năm 2021, Pantera Capital hiện đang quản lý 6,4 tỷ USD tài sản. Số lượng đầu tư của Pantera Capital vào các dự án chiếm khoảng 38% tổng các dự án đầu tư trên toàn thế giới. Vào khoảng tháng 6 năm 2021, công ty đã lập ra quỹ Pantera Blockchain fund với hạn mức đầu tư mỗi dự án là 1 đến 15 triệu USD và quỹ này chủ yếu đầu tư vào Defi và Token.
Quỹ đã hỗ trợ hơn 80 công ty blockchain và 65 token giao dịch ở giai đoạn đầu trong danh mục đầu tư bao gồm công ty thanh toán Circle, sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase và Ripple – nhà phát triển của XRP.
Đội ngũ Pantera Capital
Đội ngũ vận hành Pantera Capital
- Chief Operating Officer- Matt Gorham: Anh từng là nhà phân tích danh mục đầu tư tại Aperio Group và nhà giao dịch tại LPL Financial Service. Matt đã tốt nghiệp bằng B.A. về Kinh tế tại Đại học California, Berkeley
- Chief Financial Officer – Ryan Davis: Anh từng là giám đốc tài chính của Echelon Asset Management và là phó Chủ tịch tài chính của Lightspeed Venture Partners
- Director, Trading – Dennis Chou: Anh từng Partner tại Cambrian Capital, Kiểm soát viên tại Menta Capital và Unit Manager tại State Stress.
- CAIA – Director, Capital Formation – Gerald Brant: Anh từng là Giám đốc tại Stonehaven, Giám đốc marketing tại CypressTree Investment Management
- Director, Investor Relations – Kerry Wong : Cô từng là Giám đốc Quan hệ Nhà đầu tư tại Scalar Capital, Phó chủ tịch tại Barclays và Senior Associate tại Citibank.
Đội ngũ đầu tư của Pantera Capital
- Director, Portfolio Development – Franklin Bi: Franklin là Giám đốc phát triển danh mục đầu tư của Pantera, tập trung vào việc hỗ trợ và thúc đẩy các công ty nằm trong danh mục đầu tư của Pantera. Anh từng là Phó Chủ tịch tại J.P. Morgan
- Principal – Lauren Stephanian: Cô từng làm Analysts tại ngân hàng America Merrill Lynch và Associate tại ngân hàng Deutsche. Lauren tốt nghiệp Đại học Columbia với bằng B.S ngành Khoa học Máy tính
- Director, Quantitative Strategies – William Fan: Anh đã làm việc tại Zero-One Capital với tư cách là Managing Partner. Anh cũng từng là Kỹ sư tại Broadcom Limited và Technical Associate của Korenvaes Capital MGT LP.
- CEO & Co-Chief Investment Officer – Dan Morehead: Anh là cựu CFO và Head of Macro Trading của Tiger Management. Dan bắt đầu sự nghiệp của mình với vai trò là Nhà kinh doanh chứng khoán tại Goldman Sachs. Anh tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng tại đại học Princeton.
- Co-Chief Investment Officer – Joey Krug: Anh là Co-Founder và Giám đốc phát triển của Augur. Anh cũng là Technical Advisor của Numerai, Urbit và Ox. Joey là Co-Founder của AngelList Syndicate. Joey tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính tại Đại học Pomona
- Partner – Paul Veradittaki: Paul tham gia với tư cách là Partner tại Pantera vào năm 2014, anh ấy đã giúp khởi động Quỹ đầu tư mạo hiểm Pantera và đã thực hiện hơn 100 khoản đầu tư.
Pantera Fund
Pantera Funds cho phép các nhà đầu tư từ các tài sản đầu tư mạo hiểm kém thanh khoản như mã thông báo giai đoạn đầu và các dự án blockchain đến các dự án tiền điện tử lớn như Bitcoin và các loại tiền điện tử có sẵn khác và những loại khác có tính thanh khoản cao.
Pantera Funds được chia nhỏ thành các quỹ đầu tư dựa trên những mức độ rủi ro khác nhau đó là: Blockchain Fund, Early-Stage Token Fund, Liquid Token Fund, Bitcoin Fund và Pantera Venture.
Blockchain Fund
Quỹ Pantera Blockchain Fund đang nhắm mục tiêu 600 triệu đô la, cung cấp cho các nhà đầu tư quyền truy cập vào tất cả các phân khúc của thị trường tiền điện tử và blockchain. Để đầu tư vào quỹ này, nhà đầu tư phải đóng góp ít nhất 1.000.000 USD. Các loại tài sản để đầu tư vào Quỹ Blockchain Pantera bao gồm:
- Venture equity: Những công ty xây dựng các sản phẩm và dịch vụ trong các hệ sinh thái blockchain đang phát triển
- Early-stage tokens: Là những token mới hoặc sẽ ra mắt trong tương lai và được tạo ra bởi các giao thức mới. Đây cũng là mô hình đầu tư mạo hiểm
- Liquid tokens: là những token có thanh khoản tốt như Ethereum hoặc DeFi.
Early-Stage Token Fund
Pantera Early-Stage Token Fund ra mắt vào năm 2017 và đã tăng hơn 2.700% so với đầu năm 2020. Mức đầu tư tối thiểu để có thể tham gia vào Early-Stage Token Fund của Pantera là 100.000 USD. Hiện tại quỹ này đang quản lý 1,6 tỷ USD và nắm giữ 51 token Layer-1 và DeFi. Trong đó, tỷ trọng tăng trưởng token DeFi của quỹ là 64% lớn nhất trong danh mục đầu tư của Pantera Early-Stage Token Fund. Tiếp theo đó là 32% thuộc về mức độ tăng trưởng của Layer-1.
Liquid Token Fund
Ra mắt vào năm 2017, Quỹ Pantera Early Token đã tăng trưởng hơn 2.700% kể từ đầu năm 2020. Khoản đầu tư tối thiểu cần thiết để tham gia vào Quỹ Pantera Early Token là 100.000 đô la. Quỹ hiện quản lý 1,6 tỷ đô la và nắm giữ 51 mã thông báo Lớp-1 và DeFi. Trong số đó, tỷ lệ tăng trưởng mã thông báo DeFi của quỹ là 64% là tỷ lệ lớn nhất trong danh mục quỹ đầu tư mã thông báo sớm của Pantera. Tiếp theo là 32% mức tăng trưởng ở Lớp 1.
Bitcoin Fund
Quỹ Bitcoin được ra mắt vào tháng 7 năm 2013. Quỹ Bitcoin Pantera là một công cụ theo dõi Bitcoin thụ động. Quỹ cung cấp cho các nhà đầu tư quyền truy cập nhanh chóng và an toàn vào bitcoin. Quỹ Bitcoin Pantera cũng cung cấp cho các nhà đầu tư tính thanh khoản hàng ngày với mức phí thấp. Bitcoin Pantera được cấu trúc như một quỹ đầu cơ Caymanian và mở cửa cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ và các nhà đầu tư thuộc các quốc tịch khác. Đây là quỹ lâu đời nhất của Pantera Capital.
Pantera Venture
Vào năm 2013, Pantera đã tung ra một quỹ đầu tư có tên là Pantera Bitcoin Fund. Đây là quỹ tiền điện tử đầu tiên ở Hoa Kỳ. Cùng năm đó, Pantera Venture Fund I cũng ra đời và đây cũng là quỹ đầu tư mạo hiểm vào các công ty cho phép người dùng mua, bán và đầu cơ Bitcoin. Sau đó, công ty cũng huy động được hai quỹ đầu tư mạo hiểm khác là Pantera Venture Fund II và Pantera Venture Fund III.
Năm 2014, Pantera Venture Fund II ra đời, tập trung vào các sàn giao dịch toàn cầu, các sàn giao dịch Crypto và các công cụ giúp các nhà phát triển công nghệ blockchain. Pantera thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm Pantera Venture Fund III vào năm 2018. Quỹ tập trung vào các công ty cho phép thể chế hóa tài sản kỹ thuật số.
Portfolio của Pantera Capital
Pantera Capital đầu tư vào các ý tưởng và dự án với cơ sở hạ tầng cơ bản của hệ sinh thái blockchain, bao gồm trao đổi, công cụ giao dịch thể chế, tài chính phi tập trung, hệ thống thanh toán thế hệ tiếp theo… Kể từ năm 2013, công ty này đã hỗ trợ hơn 80 công ty blockchain và 65 khoản đầu tư mã thông báo giai đoạn đầu.
Danh mục đầu tư của Pantera Capital được chia thành 2 loại bao gồm: những dự án đầu tư mạo hiểm và các khoản đầu tư về token trong giai đoạn đầu. Trong đó các lĩnh vực mà công ty nhắm đến để đầu tư là về cơ sở hạ tầng blockchain cho hệ sinh thái, thanh toán và giao dịch trong lĩnh vực tiền mã hoá, các giải pháp tích hợp blockchain cho doanh nghiệp, DeFi, marketplace, dịch vụ tài chính liên quan đến tài sản kỹ thuật số.
Một số dự án nổi bật Pantera đầu tư
Dưới đây là sáu dự án nổi bật mà Pantera Capital đã đầu tư:
- Ripple (XRP): là một giao thức mã nguồn mở được sử dụng như một hệ thống thanh toán ngang hàng phi tập trung, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và tài chính. Ripple được chính thức phát hành lần đầu vào năm 2012 nhưng phiên bản đầu tiên đã được hình thành từ năm 2004 bởi Ryan Fugger với tên gọi là Ripplepay.
- Terra: là một mạng lưới thanh toán tài chính phi tập trung được xây dựng lại dựa trên hệ thống thanh toán truyền thống của blockchain. Mạng lưới Terra này sử dụng các stablecoin neo với tiền pháp định bằng cách sử dụng thuật toán đồng thuận Proof of Stake dựa trên Tendermint. Dự án được tạo ra nhằm mục đích tạo ra các đồng tiền có giá cả ít biến động hơn so với các loại tiền điện tử như Bitcoin nhưng vẫn có cơ hội để phát triển. Đây là dự án đầu tư có mức ROI tăng trưởng cao nhất với gần 8.000%. Tổng mức đầu tư ban đầu của Pantera tại Terra là 957 triệu USD. Đây có thể xem như là dự án thành công nhất mà Pantera đầu tư.
- Polkadot (DOT): là một nền tảng kết nối nhiều blockchain lại với nhau tạo thành một mạng lưới multi-chain, heterogeneous và có thể mở rộng. Polkadot cho phép những blockchain này chia sẻ dữ liệu nhằm tạo ra một mạng lưới phi tập trung. Nói cách khác, Polkadot là blockchain của nhiều blockchain riêng lẻ – nơi người dùng có thể tạo ra nền tảng cho riêng mình.
- Celer Network: là một nền tảng mở rộng Layer-2 với sự hỗ trợ của multi-chain và cross-layer. Dự án được xây dựng nhằm giúp giao dịch và smart contract ngoài chuỗi diễn ra nhanh chóng, dễ dàng, an toàn và có chi phí thấp. Các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng phi tập trung dApp trên nền tảng một cách nhanh chóng, đơn giản và không phải lo lắng về việc mở rộng ứng dụng của họ trong tương lai.
- Audius: là nền tảng phát nhạc trực tuyến phi tập trung được xây dựng cho các nhạc sĩ từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư. Đây là nền tảng kết nối người nghe và người sáng tác âm nhạc. Audius cho phép các nghệ sĩ đăng tải và phát triển sản phẩm trên nền tảng mà không chịu sự quản lý của tổ chức hay cá nhân nào. Các tác phẩm của nghệ sĩ cũng có thể được đăng bán trên Audius và nhận chi phí trực tiếp từ fan qua nền tảng.
- 1inch (1INCH): là một tập hợp các sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Bạn có thể hoán đổi token tại đây và cũng có thể đặt lệnh mua bán cho nhiều loại token khác nhau. Các lệnh của bạn đặt không chỉ chờ khớp với sổ lệnh của nền tảng. Thay vào đó, nó được còn chờ khớp lệnh trên các sàn DEX khác (tùy thuộc vào cài đặt của bạn). Do đó có thể nói 1inch.exchange là một “tập hợp” những sàn DEX. Khi có hàng chục đơn đặt lệnh khác nhau, bạn cũng có thể hoán đổi, mua hoặc bán một lượng rất lớn các loại tiền điện tử khác nhau.
- Livepeer: là nền tảng phi tập trung giúp giảm thiểu chi phí cơ sở hạ tầng cho các ứng dụng Streaming hoặc Video theo yêu cầu. Theo Livepeer, dự án có thể giúp người dùng cắt giảm chi phí tài nguyên lên đến 50 lần so với các phương pháp truyền thống. Người dùng mà Livepeer nhắm đến là streamer game, video, giáo dục và các đài truyền hình có lượng khán giả lớn.
- Ankr Network: là một nền tảng điện toán đám mây với công nghệ blockchain. Dự án được xây dựng nhằm tận dụng nguồn tài nguyên điện toán nhàn rỗi từ các trung tâm dữ liệu và chia sẻ những tài nguyên này cho những bên có nhu cầu. Ankr Network đã cung cấp giải pháp tận dụng tối đa nguồn tài nguyên dữ liệu trên thế giới.
- Origin Protocol: là một platform giúp tạo ra các Marketplace ngang hàng (peer-to-peer marketplaces). Các bên có thể kết nối và giao dịch hàng hóa, dịch vụ và sản phẩm trên các thị trường này. Tầm nhìn của Origin là giảm/xóa những chi phí không cần thiết, thúc đẩy nền kinh tế mở, thương mại điện tử phát triển minh bạch và phân phối lại giá trị công bằng hơn cho các bên tham gia.
- NEAR Protocol (NEAR): là một sharded với mạng lưới blockchain hoạt động trên giao thức đồng thuận proof-of-stake. Hiểu một cách đơn giản thì NEAR tương tự như một nền tảng đám mây và được điều hành bởi cộng đồng. Chúng hỗ trợ cho các nhà phát triển tạo ra được các ứng dụng phi tập trung với mức chi phí thấp.
- Filecoin (FIL): là một giao thức phi tập trung cho phép mọi người thuê và cho thuê không gian lưu trữ trên các máy tính, cho phép bất kỳ ai trên thế giới đều có thể tham gia vào mạng, tạo ra một nguồn lưu trữ dữ liệu khổng lồ. Đây là một giải pháp lưu trữ phi tập trung đáng được kỳ vọng. Dự án được tạo ra bởi Protocol Labs, dẫn đầu là Juan Benet là một nhà khoa học máy tính và kỹ sư phần mềm, người phát minh ra giao thức IPFS.
- Aave (AAVE): là một giao thức cho vay phi tập trung dựa trên các Smart Contract (hợp đồng thông minh) trên nền tảng blockchain của Ethereum. Aave cho phép quá trình vay và cho vay được thực hiện bất kỳ lúc nào, vào bất kì thời điểm nào với thời gian hoàn thành là ngay lập tức, quá trình này nhanh hơn bất kỳ một giao thức tài chính nào hiện tại.
- Uniswap: là một AMM hay có thể hiểu là một giao thức thanh khoản tự động. Không có order book hoặc bất kỳ bên tập trung nào được yêu cầu để thực hiện giao dịch. Uniswap cho phép người dùng giao dịch mà không cần trung gian, với mức độ phi tập trung cao và khả năng chống kiểm duyệt.
- DODO Exchange (DODO): là một nền tảng cung cấp tính thanh khoản trên chuỗi sử dụng thuật toán Proactive Market Maker (PMM) cung cấp cho mọi người tính thanh khoản thuần túy và tính thanh khoản có thể lấp đầy hợp đồng.
- Worldwide Asset eXchange (WAX): là một marketplace phi tập trung cho phép mua bán và giao dịch các vật phẩm ảo trong game như vũ khí, quần áo… Dự án được xây dựng trên nền tảng blockchain của Ethereum. WAX được tạo ra nhằm cung cấp một marketplace hàng hóa ảo đáng tin cậy dựa trên smart contract cho hơn 400 triệu game thủ trên khắp thế giới. Đây cũng là một trong những dự án mà Pantera đầu tư với mức tăng trưởng ROI hơn 1.000%.
- Balancer Finance (Balancer): là một nhà tạo lập thị trường tự động (AMM – Auto Market Maker), sàn giao dịch phi tập trung (DEX) và giao thức nhóm thanh khoản (liquidity provider group) được xây dựng trên blockchain của Ethereum cho phép người dùng cung cấp thanh khoản đồng thời cho nhiều tài sản.
Tầm nhìn và tiềm năng của Pantera Capital
Pantera Capital là một trong những tên tuổi lớn nhất trong ngành đầu tư blockchain và tiền điện tử. Họ có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực này nhờ vào đội ngũ vận hành có chuyên môn kỹ thuật và đầu tư tốt. Pantera luôn mang đến chuyên môn, sự hướng dẫn tận tình và giá trị tốt đẹp cho các dự án mà họ tham gia. Ngoài ra, Pantera có một nền tảng vững chắc và một mạng lưới rộng lớn với hơn 100 dự án blockchain và các nhà phát triển và doanh nghiệp hàng đầu. Pantera Capital muốn nhắm mục tiêu các nhà đầu tư tổ chức mới với quỹ tiền điện tử mới của mình.
Mới đây, Pantera Capital đã huy động thành công 600 triệu đô cho Crypto Fund – quỹ thứ tư của mình. Đáng chú ý là khoảng 75% nguồn vốn đến từ các nhà đầu tư tổ chức. Đây có lẽ là một khoản tài trợ khủng cho quỹ đầu tư tiền điện tử này để phát triển các kế hoạch tiền năng trong tương lai.
Theo báo cáo cho biết, vào năm 2018, Pantera Capital chỉ là một quỹ nhỏ với tổng số vốn là 175 triệu đô. Tuy nhiên sau khi nhận được các khoản tài trợ khổng lồ từ nhiều tổ chức và các nhà đầu tư tiền điện tử giàu có, quỹ này đã nhanh chóng trở nên lớn mạnh và nhận được nhiều sự ủng hộ hơn.
Xu hướng đầu tư của Pantera Capital
Năm 2021 có thể là một cột mốc quan trọng chứng kiến sự bùng nổ của nhiều nền tảng crypto như Metaverse, NFT, game blockchain … Pantera Capital cũng đi theo xu hướng và nhanh chóng có được khoản tiền 600 triệu đồng thứ 4 của mình. Dòng tiền vào không gian tiền điện tử dường như đang tăng lên từng ngày, điều này cũng xác nhận sự phục hồi của ngành. Có lẽ đây cũng là một dấu hiệu tích cực nhấn mạnh vị thế và tầm quan trọng của tiền điện tử đối với nền tài chính thế giới.
Xem thêm: Fan Token là gì? Toplist Fan Token mà những nhà đầu tư cần biết
Thông qua bài viết này, ắt hẳn anh em cũng đã có những nhận định riêng của bản thân về quỹ đầu tư Pantera Capital. Với lịch sử phát triển cũng như sức ảnh hưởng lớn lao của quỹ thì đây cũng là một yếu tố cân nhắc khi anh em đang cảm thấy băn khoăn trong thị trường tiền điện tử này. Cộng Đồng Crypto sẽ hỗ trợ anh em hết mình để thành công trong thị trường vô cùng tiềm năng này! Vậy nên hãy thường xuyên cập nhật những bài viết mới nhất nhé!