OTC là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực tài chính, tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ OTC là gì, đặc điểm của sàn giao dịch này ra sao… Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây, bởi thông tin quan trọng về OTC sẽ được đề cập chi tiết trong bài viết dưới đây.
OTC là gì?
OTC là từ viết tắt của Over The Counter. Sàn giao dịch hay thị trường OTC còn gọi là sàn giao dịch phi tập trung. Đây là nơi diễn ra hoạt động mua và bán cổ phiếu, loại cổ phiếu chưa niêm yết tập trung trên sàn chứng khoán OTC.
Thị trường OTC được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị trường sàn giao dịch tập trung. Thay vào đó sẽ dựa hoàn toàn vào hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh, thương lượng giá thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin.
Thị trường chứng khoán OTC là gì?
Thị trường chứng khoán OTC là thị trường chứng khoán phi tập trung, xuất hiện sớm nhất và là bộ phận hữu cơ của thị trường chứng khoán nói chung. Trên thị trường này, chứng khoán được giao dịch là chứng khoán chưa niêm yết, thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán.
Việc giao dịch được thực hiện thông qua một mạng lưới các nhà môi giới. Khi đó, nhà đầu tư và các đơn vị tạo lập thị trường sẽ liên kết với nhau và với trung tâm quản lý thông qua mạng dịch vụ viễn thông dữ liệu diện rộng. Cơ chế xác lập giá dựa được trên sự thương lượng.
Hiện nay, thị trường chứng khoán OTC được đặt dưới sự quản lý, điều hành của các tổ chức do pháp luật quy định, đồng thời chịu sự quản lý của nhà nước.
Đặc điểm của thị trường OTC
So với thị trường sàn giao dịch như HOSE hay HNX… thì OTC không có địa điểm giao dịch nhất định. Nhà đầu tư dễ dàng gia nhập vào thị trường này thông qua các hội nhóm để trao đổi thông tin với nhau.
Các cổ phiếucủa một số công ty cổ phần chưa đăng ký giao dịch và chưa niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán OTC. Nhà đầu tư cá nhân tiến hành thỏa thuận giá cổ phiếu, không cần sự khai báo rộng rãi. Trong mỗi cuộc giao dịch, giá cổ phiếu sẽ có sự chênh lệch.
Có thể bạn quan tâm: [Tổng hợp] Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu khi đầu tư
Việc mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC chủ yếu được tiến hành theo phương thức thỏa thuận đơn giản, “thuận mua, vừa bán”. Do đó sẽ không chịu sự chi phối, tác động của bất cứ một yếu tố bên ngoài nào như: giới hạn giá, lượng cổ phiếu….
Ưu và nhược điểm của sàn chứng khoán OTC
Hiện nay, thị trường chứng khoán OTC ngày càng có bước tăng trưởng vượt bậc với quy mô rộng lớn hơn. Giao dịch OTC là kênh đầu tư quan trọng bên cạnh các kênh giao dịch của thị trường truyền thống.
Ưu điểm của OTC
- Tài sản đầu tư đa dạng: So với các kênh giao dịch tập trung, thị trường OTC giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận nhiều hình thức đầu tư, từ đó đưa ra sự lựa chọn tài sản đầu tư phù hợp. Tiếp đó, thị trường OTC còn bổ sung đa dạng các tính năng tiện ích như: hợp đồng phái sinh, quyền chọn… hỗ trợ việc đa dạng hóa các danh mục đầu tư.
- Độ bảo mật cao: Thị trường OTC dần được tối ưu, tự động hóa, tăng mức độ bảo mật nhiều lớp, giúp đảm bảo an toàn thông tin. Ngoài ra, một số nhà môi giới thị trường OTC còn chuyên nghiệp hơn khi được ủy quyền, điều phối từ các tổ chức quản lý tài chính uy tín. Do đó, Trader hoàn toàn yên tâm giao dịch trên thị trường OTC.
- Giao dịch nhanh chóng: Sàn giao dịch chứng khoán OTC với quy trình thực hiện được đơn giản hóa, đem lại sự tiện ích cho các nhà đầu tư. Chỉ bằng vài cú nhấp chuột, việc mua bán sẽ nhanh chóng hoàn tất, nhà đầu tư có thể rút tiền về tài khoản ngân hàng. Đồng thời, sàn OTC có tính thanh khoản lớn, đáp ứng nhu cầu mua bán số lượng lớn của người chơi.
Nhược điểm của sàn OTC
Sàn OTC có phí giao dịch khá cao. Tuy nhiên, đổi lại là nhà đầu tư sẽ được đảm bảo sự an toàn, bảo mật thông tin, tiết kiệm thời gian, vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định lựa chọn sàn giao dịch.
Có thể bạn quan tâm: So sánh cổ phiếu và trái phiếu theo quy định pháp luật hiện hành
So sánh sàn giao dịch chứng khoán OTC với sàn chứng khoán khác
Thị trường chứng khoán OTC |
Thị trường chứng khoán khác |
|
|
Cách giao dịch OTC
Hiện có 2 cách giao dịch chính trên sàn OTC.
Cách thứ nhất: Một công ty đóng vai trò là bên trung gian, kết nối giữa người mua và người bán. Khi đó, công ty sẽ thu một khoản phí cố định để thực hiện việc giao dịch này.
Cách thứ hai: Một công ty thương mại OTC ủy nhiệm, hoạt động như đối tác trực tiếp đồng thời chịu rủi ro giao dịch. Công ty này sẽ tính phí giống như một nhà môi giới liên doanh hoặc có thể cao hơn, tùy thuộc vào nhu cầu thị trường và mức độ quản lý rủi ro.
Giao dịch OTC có an toàn không?
Từ việc tìm hiểu khái niệm OTC là gì, đặc điểm, ưu và nhược điểm của sàn giao dịch này thì không ít câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề: Vậy, giao dịch OTC có an toàn không?
Câu trả lời là có, khi nhà đầu tư lựa chọn được nhà môi giới uy tín, được cấp phép hoạt động và chứng nhận.
Hiện nay, tại Việt Nam, có rất nhiều sàn OTC uy tín được quản lý bởi Luật Chứng Khoán. Các cơ sở này có đầy đủ giấy phép hoạt động kinh doanh, do đó sẽ không khó để nhà đầu tư lựa chọn.
Việc lựa chọn đúng, lựa chọn trúng sàn OTC uy tín sẽ giúp cho các giao dịch vàng, cổ phiếu, bitcoin OTC dễ dàng khuếch đại lợi nhuận, gia tăng tài sản. Dẫn chứng một số chỉ số chứng khoán như: Nasdaq100, SP500… đạt ngưỡng cao mà các nhà đầu tư có thể tham khảo.
Song, trên thực tế, không có kênh đầu tư nào là không tồn tại rủi ro. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường tài chính biến động như hiện nay do đại dịch Covid-19, nếu không cẩn trọng thì việc đầu tư sẽ phải chịu rủi ro nhất định.
Có thể bạn quan tâm: Cách mở tài khoản chứng khoán đơn giản và nhanh chóng
Hy vọng qua thông tin trên của Cộng Đồng Crypto sẽ giải đáp giúp bạn đọc, đặc biệt là những người có nhu cầu đầu tư nhưng mới “chân ướt chân ráo” vào nghề hiểu rõ OTC là gì. Ngoài ra, với kiến thức xoay quanh thị trường chứng khoán OTC mong rằng sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng “làm chủ mọi cuộc chơi”.