Đối với những anh em yêu thích dự án Cosmos thì hẳn không thể bỏ qua đến cái tên Osmosis – bước đệm tiền đề để Cosmos Hub có thể từng bước hoàn thiện hệ sinh thái. Với vai trò vô cùng quan trọng của bản thân thì đây chắc chắc chắn là một dự án thuộc về Cosmos mà anh em không thể bỏ qua. Hãy cùng Cộng Đồng Crypto tìm hiểu ngay trong bài viết lần này nhé!
Dự án Osmosis là gì?
Osmosis (OSMO) là một giao thức thị trường tự động (AMM) và được xây dựng trên Blockchain của chính nền tảng – một Blockchain phi tập trung mạng lưới ngang hàng mà ai cũng có quyền sử dụng để tạo thanh khoản và giao dịch Token qua IBC. Blockchain này sử dụng công nghệ Cosmos SDK và IBC cũng như vận hành trên hệ sinh thái Cosmos.
IBC ở đây viết tắt của “Inter Blockchain Communication Protocol”, có thể hiểu đơn giản là Giao thức truyền thông. Đây là một dạng giao thức trạng thái End-to-end, hướng kết nối để giao tiếp đáng tin cậy, có thứ tự và xác thực được các Mô-đun trên những sổ cái được phân tán riêng biệt.
Nhờ giao thức IBC, dự án Osmosis có khả năng kết nối với nhiều Blockchain khác chạy trên Cosmos SDK như là Cosmos Hub (ATOM), IRISnet (IRIS), Crypto.org (CRO), Persistance (XPRT), Regen Network (REGEN) ION, Akash Network, … Với khả năng kết nối thì Osmosis được coi như là trung tâm thanh khoản trong tương lai của hệ sinh thái Cosmos.
Anh em có thể tìm hiểu kĩ hơn tại Website chính thức của dự án tại đây!
Đặc điểm cơ bản của Osmosis
Dự án Osmosis là Blockchain Layer 1 áp dụng giao thức Proof-of-Stake (PoS) được xây dựng bằng cách sử dụng Cosmos SDK. Osmosis đã được tối ưu hóa thiết kế để trở thành một Sandbox cho các mô hình tạo lập thị trường tự động (AMM). Điều này giúp các nhà phát triển thiết kế cũng như triển khai các AMM đã được tùy chỉnh với việc sử dụng các Module khác nhau và tận dụng hệ thống quản trị trong chuỗi của Osmosis.
Lịch sử hình thành của dự án Osmosis
Chính sự ra đời của các loại mô hình tạo lập thị trường tự động (AMM) đã bắt đầu cho một kỷ nguyên mới của tiện ích kinh tế tiền ảo cũng như các ứng dụng cho đường cong liên kết (Bonding Curve). AMM nhanh chóng trở thành một yếu tố không thể thiếu trong cơ sở hạ tầng của DeFi. Mọi hệ sinh thái mới cần phải có một sàn giao dịch với các nhóm thanh khoản để có thể hỗ trợ hoán đổi Token cơ bản và tạo ra các sản phẩm tài chính bổ sung khác.
Osmosis được công bố vào tháng 10/2020 và chính thức ra mắt vào 19/6/2021. Đội ngũ cốt lõi dự án bao gồm Sunny Aggarwal, Josh Lee và Dev Ojha. Mục tiêu của Osmosis là thay vì nhắm đến một chiến lược phù hợp cho tất cả các AMM cùng với các nhóm thanh khoản của chúng thì họ tạo ra một Sandbox cho quá trình phát triển của AMM. Giao thức cho phép các nhà phát triển những mô hình AMM mới có thể sao chép và tùy chỉnh các nhóm thanh khoản, cũng như Module hiện đã chạy trên mạng lưới. Ngoài ra, giao thức cũng có hệ thống quản trị trên chuỗi, cho phép các bên liên quan một AMM Pool (là các nhà cung cấp thanh khoản) kiểm soát và chỉ đạo các nhóm của họ.
Đặc điểm nổi bật của dự án Osmosis so với AMM khác
Với cảm hứng đến từ AMM của Balancer và Uniswap, mục tiêu của Osmosis hướng đến chính là cung cấp các công cụ linh hoạt cho mở rộng việc sử dụng AMM trong hệ sinh thái Cosmos ngoài việc trao đổi Token truyền thống. Chính bởi vì xây dựng với mục đích giải quyết các vấn đề bất cập trong hệ sinh thái nên sau đây là những chức năng mà Osmosis có thể điều chỉnh thông qua Governance của Osmosis là:
- Thay đổi chi phí.
- Khả năng quản lý Pool. Người tạo Pool hoặc cộng đồng có thể quản lý Pool.
- Thêm hoặc loại bỏ các tài sản được hỗ trợ trong AMM.
- Tạo Pool với đường cong Swap khác nhau (Tương tự như Curve Finance). Điều này khá phù hợp với Stable Asset.
- Tạo Pool với tỷ lệ giá trị các Token trong Pool khác nhau (tương tự Balancer) giúp hệ sinh thái giảm bớt rủi ro Impermanent Loss.
Khả năng linh hoạt AMM của Osmosis
- Tùy chỉnh đường cong AMM đối với người cung cấp thanh khoản
- Điều chỉnh phí hoán đổi, hoặc phí giao dịch
- Cho phép cung cấp pool thanh khoản đa token
- Stake token liên chuỗi
- Thị trường quyền chọn trong tương lai
Chức năng nổi bật của Osmosis
- Cho phép hoán đổi và cung cấp thanh khoản: Đầu tiên AMM của Osmosis cho phép chuyển đổi giữa các tài sản như trên hình 1 và phần cung cấp thanh khoản ở Pool cung cấp thanh khoản cho các cặp giao dịch.
- Nạp rút token liên chuỗi: Ngoài ra Osmosis tích hợp thêm ICB. Điều này cho phép người dùng nạp token từ các blockchain như đã đề cập ở trên. ICB tương tự như các cầu nối xuyên chuỗi (cross-chain) mà chúng ta thường thấy giữa Ethereum và Binance Smart Chain. Nhưng giao thức này chỉ hỗ trợ các blockchain sử dụng dụng SDK của Cosmos.
- Stake token trên ví keplr Wallet: Keplr Wallet là một ví interchain dành cho hệ sinh thái Cosmos, cho phép người dùng tham gia staking token OSMO và bỏ phiếu (Vote) các hoạt động quản trị của nền tảng. Truy cập tại đây
- Hoạt động Airdrop: Hoạt động Airdrop của Osmosis khuyến khích người dùng sử dụng nền tảng bao gồm 4 nhiệm vụ:
-
- Hold token ATOM trước ngày 18/2/2021 (Không còn hợp lệ)
- Cung cấp thanh khoản cho một pool bất kỳ
- Thực hiện một swap trên Osmosis
- Stake OSMO trên ví Keplr Wallet
- Bỏ phiếu đề xuất quản trị
OSMO là gì?
OSMO là token của nền tảng Osmosis.
Một số thông tin cơ bản về Token OSMO
- Token Name: Osmosis
- Ticker: OSMO
- Blockchain: Osmosis
- Token Standard:
- Địa chỉ Contract:
- Token Type: Utility & Governance
- Total Supply: 1.000.000.000 OSMO
- Circulating Supply: 282.464.369 OSMO
Allocation OSMO Token
Cơ chế phân phối: Phân phối theo kỷ nguyên (epoch) hằng ngày theo lịch trình “tăng dần”. Tương tự như Bitcoin, việc phát hành token giảm đi một nửa sau mỗi bốn năm, cắt giảm ⅓ mỗi năm (365 kỷ nguyên hàng ngày).
Chi tiết lịch trình tăng dần hoạt động như sau:
- Trong năm đầu tiên, có tổng cộng 300 triệu token được phát hành.
- Sau 365 ngày, con số này sẽ bị cắt giảm ⅓, và do đó sẽ có tổng cộng 200 triệu token được phát hành trong Năm 2.
- Trong Năm 3, sẽ có tổng cộng 133 triệu token được phát hành.
Quá trình gia hạn này sẽ cho phép OSMO đạt được tổng nguồn cung tối đa tiệm cận là 1 tỷ. 100 triệu token ban đầu được phân phối với thành phần như sau:
- Staking Rewards: 25%
- Developer Vesting: 25%
- Liquidity Mining Incentives: 45%
- Community Pool: 5%
Ngoài ra, tổng cung 1.000.000.000 OSMO sẽ được phân phối hoàn toàn như sau:
- Liquidity Reward Mining: 40.5%
- Developer Vesting: 22.5%.
- Staking Reward: 22.5%
- Community Pool: 4.5%
- Strategic Reserve: 5%
- Airdrop: 5%
OSMO Token Release Schedule
OSMO Token Use Case
- Cung cấp thanh khoản trong Osmosis Pool để nhận Reward.
- Staking vào Osmosis để nhận Reward.
- Đề xuất và biểu quyết cho những thay đổi của hệ thống.
Đội ngũ phát triển của dự án Osmosis
Hai nhà đồng sáng lập của dự án Osmosis là Sunny Aggarwal và Josh Lee.
- Co-Founder – Sunny Aggarwal: Anh cũng là Co-Founder của Sikka – một công ty cơ sở hạ tầng blockchain, tập trung vào việc tham gia vào các giao thức và mạng lưới cho Internet phi tập trung. Sikka hiện đang vận hành 5 trình xác thực hàng đầu trên mạng lưới Cosmos Hub, Kava và Akash.
- Co-Founder – Josh Lee: Anh đồng thời cũng là Co-Founder và CEO của Chainapsis. Dự án này đang xây dựng ví Keplr – một dịch vụ ví linh hoạt cho blockchain hệ sinh thái Cosmos.
Roadmap – Lộ trình phát triển của dự án Osmosis 2022
Đây là câu hỏi được quan tâm hàng đầu với những ai đang và có ý định sở hữu OSMO Token. Tuy nhiên, roadmap OSMO Token vẫn chưa được công khai.
Cộng Đồng Crypto sẽ cập nhật liên tục để mang tới anh em những thông tin mới nhất!
Cách kiếm và sở hữu Token OSMO
Cách sở hữu OSMO
Hiện tại, Osmosis không mở bán Token. Tất cả số lượng Token của Osmosis sẽ được phân phối thông qua Airdrop, unlock cho Developer, Staking và Liquidity Mining trên nền tảng Osmosis. Có hai phương thức để sở hữu OSMO Token là:
- Mua OSMO Token trực tiếp trên sàn giao dịch Osmosis.
- Claim Faidrop OSMO Token.
Sau đây là một số bước giúp anh em sở hữu Token OSMO
- Bước 1: Tạo ví Keplr Wallet tại đây.
- Bước 2: Rút token ATOM hoặc CRO trên các sàn giao dịch như Binance, FTX, … về ví Keplr Wallet qua mạng lưới của chính nó.
- Bước 3: Kết nối ví với nền tảng Keplr Wallet.
Bước 4: Chọn cặp giao dịch có thể swap như : ATOM/OSMO để hoán đổi. Tương tự như Uniswap và PancakeSwap.
Ví lưu trữ OSMO
Cách tốt nhất là lưu trữ trên ví Keplr Wallet, hiện nay ví này hỗ trợ Interchain cho hệ sinh thái Cosmos. Keplr là ví phi tập trung hỗ trợ các Chain xây dựng trong hệ sinh thái Cosmos như Fetchai, Kava, Certik Chain,… Khi sử dụng Keplr, bạn nhớ lưu giữ lại Private Key thật kỹ, tuyệt đối không chia sẻ cho bất kỳ ai. Vì thông tin này ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản của bạn.
Cộng đồng và mạng xã hội của Osmosis
- Website
- Telegram
- Medium
- Discord
Xem thêm: Token nền tảng hệ sinh thái Ethereum: Những Token không thể bỏ lỡ
Thông qua bài viết này, ắt hẳn anh em cũng đã có những nhận định riêng của bản thân về dự án Osmosis. Bài viết trên không được xem như là một lời khuyên đầu tư. Cộng Đồng Crypto không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của anh em nhưng sẽ hỗ trợ anh em hết mình để nắm rõ các thông tin cơ bản và thành công trong thị trường vô cùng tiềm năng này!