Nối tiếp chuỗi bài học “mô hình giá” hôm nay kienthucforex tiếp tục hướng dẫn các bạn một bà con song sinh khác của mô hình 2 đỉnh chính là mô hình 3 đỉnh và mô hình 3 đáy. Do được ra đời sau nên dù có nhiều đỉnh và nhiều đáy hơn, nhưng loại mô hình này lại luôn được xem là biến thể của mô hình 2 đỉnh.
Ngoài ra, mô hình 3 đỉnh hoặc 3 đáy mặc dù có tần suất xuất hiện ở trong giao dịch forex không nhiều so với giao dịch trong chứng khoán, nhưng mô hình 3 đỉnh và 3 đáy có một hiệu quả nhất định khi chúng hình thành gần tương đương với mô hình vai đầu vai, nên mô hình 3 đỉnh 3 đáy được rất nhiều trader yêu thích. Và khi nhìn ra mô hình sẽ luôn tìm cách để tiến hành vào lệnh. Vậy nếu muốn biết mức độ vi diệu và hiệu quả của mô hình 3 đỉnh 3 đáy là như thế nào, các bạn hãy cùng đọc bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Phần I: Mô hình 3 đỉnh – Triple Top
Mô hình 3 đỉnh (Triple Top) là gì?
Mô hình 3 đỉnh là mô hình được hình thành từ 3 đỉnh, cũng là dạng mô hình đảo chiều nằm ở cuối xu hướng tăng. Khi chúng xuất hiện sẽ báo hiệu đảo chiều chuyển từ tăng sang giảm.
Đặc điểm của mô hình 3 đỉnh (Triple Top)
Mô hình 3 đỉnh, được xem như là biến thể của mô hình 2 đỉnh, bởi sau khi tạo đỉnh thứ 1, đỉnh thứ 2 (tương đương mô hình 2 đỉnh), nhưng giá không thể phá vỡ đảo chiều giảm, nên đã quay ngoắt 360 độ, đi lên để tạo đỉnh thứ 3.
Và nếu lúc này đỉnh thứ 3 lại có chiều cao ngang bằng đỉnh 1 và đỉnh 2 thì khả năng cao là mô hình 3 đỉnh được hình thành.
Cũng tương tự mô hình 2 đỉnh, mô hình 3 đỉnh có cấu tạo rất đơn giản chỉ gồm:
- Ba đỉnh (tất nhiên rồi)
- Đường viền cổ neckline
- Xu hướng tăng trước đó
Ngoài ra, nếu mô hình 2 đỉnh được hình thành là chữ M thì mô hình 3 đỉnh sẽ là kết quả của 2 chữ “V” ghép lại với nhau.
Điều gì khiến mô hình 3 đỉnh được hình thành?
Mô hình 3 đỉnh là một dạng mô hình mà thường xuất hiện nhiều ở chứng khoán hơn là trong giao dịch forex.
Tuy nhiên, khi mô hình 3 đỉnh xuất hiện ở cuối xu hướng tăng, có thể thấy giai đoạn này phe mua đã bắt đầu chững lại, bằng việc sau khi tạo đỉnh thứ nhất, tạo tới đỉnh thứ 2, nhưng không phá vỡ được nên (tạm thời) phe mua và phe bán đang cân bằng nhau.
Cho nên, khi phe sell đã đẩy giá xuống ở đáy thứ 2, thì phe buy đã tiếp tục đẩy giá lên nhằm tạo ra đỉnh thứ 3, giai đoạn này có thể được xem như là một giai đoạn tích lũy, 2 phe đang ủ mưu tính kế để lật kèo phe còn lạ. Như ở đây vì mô hình 3 đỉnh xuất hiện ở cuối xu hướng tăng, nên có thể thấy rằng phe sell đang tìm cách cướp cờ từ phe buy. Sau khi phá vỡ đường neckline phía dưới thì giá bắt đầu tạo các đáy thấp hơn tức là giai đoạn chuyển từ tăng sang giảm bắt đầu được hình thành.
Thế nào là 1 mô hình 3 đỉnh chuẩn chỉnh?
Quá trình để cho 3 cái chóp hay 3 ngọn núi này được hình thành cũng là lúc thị trường sẽ rơi vào trạng thái đi ngang. Chính vì thế, mô hình 3 đỉnh sẽ có kết cấu khá giống với mô hình chữ nhật.
Nên nếu không để ý rất có thể bạn sẽ bị nhầm lẫn giữa các loại mô hình này với nhau. Đặc biệt, xét về mặt dự báo mô hình chữ nhật được xếp vào dạng mô hình tiếp diễn còn mô hình 3 đỉnh là loại mô hình đảo chiều. Và từ việc xác định sai sẽ dẫn tới việc vào lệnh sai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài khoản của bạn.
Nếu nhìn thoáng qua ví dụ trên, bạn sẽ nghĩ đây là mô hình 3 đỉnh, xu hướng trước là một xu hướng giảm, thế nhưng sau khi quá trình sideways kết thúc giá phá vỡ để tiếp tục đà giảm. Cho nên đây không thể được xem là một mô hình 3 đỉnh các bạn nhé.
Hoặc cũng ở trong ví dụ dưới đây, thì các bạn có thể sẽ nghĩ rằng nó là một mô hình 3 đỉnh nhưng về mặt bản chất đây chỉ là quá trình giá đang tích lũy để tiếp tục một đà giảm từ đà giảm ở phía trước đó.
Chính vì thế để có 1 mô hình 3 đỉnh chuẩn chỉnh sẽ phải thoả mãn các yếu tố sau:
- Xu hướng trước là 1 xu hướng tăng
- Phải có 3 đỉnh ngang bằng, không quá chênh lệch (xem mức chênh lệch là bao nhiêu)
- Khối lượng giao dịch giữa các đỉnh thấp dần
- Nến phải đóng và nằm dưới đường viền cổ neckline
Để tôi lấy cho các bạn một ví dụ như thế nào là mô hình 3 đỉnh chuẩn chỉnh.
Quan sát ví dụ trên, bạn thấy xu hướng phía trước cực kì rõ ràng đó là xu hướng tăng.
Sau đó, giá lên tạo đỉnh thứ nhất, tạo đáy, tạo đỉnh thứ 2 ngang bằng đỉnh thứ nhất, xuống tạo đáy thứ tiếp theo rồi lên tạo đỉnh thứ 3, sau đó giảm xuống phá vỡ qua đường viền cổ neckline thì lao mạnh xuống lòng đất. Các bạn cũng để ý được rằng là khối lượng giao dịch từ đỉnh thứ nhất tới đỉnh thứ 3 đã giảm đi rất nhiều.
Không kể, vẫn ở ví dụ trên, nếu như kẻ một đường trendline thì có thể thấy giá đã đập vào đường trendline rất nhiều lần nhưng không bị phá vỡ, nên khi giá phá qua cả đường trendline, và đường neckline đã khiến cho đồng USD/CAD giảm rất mạnh là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Hướng dẫn giao dịch mô hình 3 đỉnh
Người xưa có câu “Quá tam 3 bận” ba đỉnh của mô hình xuất hiện gần nhau cho thấy bên mua đã 3 lần tấn công, nhưng đều thất bại và không đủ sức phá vỡ ngưỡng kháng cự, thể hiện sự kiệt sức của phe “bò”. Cũng vào thời gian này, những người bán sẽ hoạt động tích cực hơn, họ chấp nhận vào lệnh ở các mức giá cao hơn và tạo ra điểm cân bằng giữa lực mua và lực bán.
Cuối cùng sau 3 lần cố gắng bất thành, phe “gấu” trở nên hưng phấn khi nhận ra bên “bò” đã cạn kiệt sức lực và không thể đẩy giá cao hơn, họ bước vào thị trường một cách mạnh mẽ và đẩy giá xuống dưới. Đồng thời những người mua nản chí có thể sẽ phải chuyển sang gia nhập vào bên bán đang hung hăng.
Mặc dù nếu xét về đường giá 3 đỉnh này đều có kích thước ngang bằng nhau, nhưng nếu bạn để ý kỹ vào volume giao dịch của 3 đỉnh sẽ thấy khối lượng giảm dần, rõ rang phe mua đang thực sự yếu thế.
Giao dịch 3 đỉnh cũng sẽ có 2 dạng đó là :
- Giao dịch ngay khi giá phá vỡ
- Giao dịch khi giá re-test đường viền cổ.
Trong rất nhiều trường hợp, mình luôn nói với các bạn rằng là hãy lựa chọn cách thứ 2, đợi khi giá retest rồi vào lệnh sẽ tốt hơn.
Như ngay ở ví dụ trên của cặp USDCAD bạn hoàn toàn có thể ăn đậm được 2 vòng. Sau khi giá đã phá vỡ qua đường viền cổ neckline, giá đã giảm rất sâu, sau đó giá đã retest vòng lên nhưng không phá vỡ qua đường neckline nên tiếp tục một đà giảm xuống nữa.
TP hay chốt lời thì luôn luôn đo từ đỉnh của mô hình 3 đỉnh xuống tới đường viền cổ neckline, sau đó các bạn căn cứ vào đó để đặt chốt lời sao cho phù hợp nhất.
Và các bạn nhớ một điều là các bạn giao dịch ở khung nào thì các bạn sẽ chốt lời theo khung đó, cắt lỗ hay SL sẽ đặt trên đỉnh cách 1 vài pip.
Phần II: Mô hình 3 đáy (Triple Bottom)
Mô hình 3 đáy là gì?
Về cơ bản, mô hình 3 đáy sẽ có cấu tạo, cách hình thành, cũng như tâm lý diễn biến của thị trường tương tự như mô hình 3 đỉnh. Chỉ có điều ở đây phe thắng thế sẽ không còn là phe sell nữa mà là phe buy, với điều kiện khi giá phá vỡ được đường viền cổ neckline.
Như vậy, mô hình 3 đáy là mô hình đảo chiều được hình thành ở cuối của xu hướng giảm, khi tạo ra được cái kiềng 3 chân vững chắc hay là 3 cái bờ mông. Và nếu như sau khi tạo ra 3 cái bờ mông mà không thể phá vỡ, phe buy đẩy mạnh được lên, thì giá sẽ chuyển từ giảm sang tăng, lúc đó cũng là quá trình mà mô hình 3 đáy được hình thành.
Đặc điểm của mô hình 3 đáy
Mô hình 3 đáy sẽ có 3 cái đáy, cùng đường neckline và thứ 3 là xu hướng trước đó phải là xu hướng giảm. Khi có cấu tạo đầy đủ 3 phần đấy thì coi như mô hình 3 đáy này đã được hình thành.
Điều gì khiến mô hình 3 đáy được hình thành?
Mình rất thích các mô hình đạng 3 đỉnh 3 đáy.
Bởi vì, quá trình hình thành mô hình cùng là giai đoạn tích lũy diễn ra. Khi giá trị tích lũy càng nhiều thì giống như quả bom vậy, nếu như được nén chặt đến khi nó bùm một cái thì sức mạnh công phá nó sẽ càng cao.
Do xu hướng trước đó là xu hướng giảm, nhưng diễn biến tâm lý ở trong giai đoạn này của cả phe sell và phe buy gần như là ở vị thế ngang bằng. Cho nên thay vì tạo ra các đỉnh thấp hơn và các đáy thấp hơn, thì nó cứ ngang ngang nhau, nên khi phe buy đủ sức vươn lên làm cách mạng và nếu thành công, thì đều mang lại một kết quả rất tốt.
Thế nào là 1 mô hình 3 đáy chuẩn chỉnh?
Một mô hình 3 đáy đẹp như Ngọc Trinh thì phía trước phải có một xu hướng rõ ràng và xu hướng ở đây sẽ là một xu hướng giảm. Sau khi tạo được 3 đáy thì giá phải phá vỡ qua đường viền cổ neckline mới giảm từ xu hướng giảm sang xu hướng tang và cũng tương tự như mô hình 3 đỉnh sẽ cần phải hội tụ các tiêu chí như:
- Xu hướng trước đó là 1 xu hướng giảm.
- Phải có 3 đáy và 3 đáy này không được quá lệch nhau.
- Khối lượng giao dịch sẽ theo chiều hướng tang dần lên.
- Nến phải đóng và nằm trên đường neckline.
Hãy quan sát ví dụ sau đây:
Nếu các bạn xác định đây là mô hình 3 đáy thì các bạn sẽ rất sai lầm.
Sau khi tạo đáy thứ nhất, lên tạo đỉnh, tạo đáy thứ 2 lên, tạo đáy thứ 3, rõ ràng đây là một mô hình tiếp diễn khi trước đó là một xu hướng tăng và quá trình này chỉ là một quá trình đ ingang mà thôi, sau khi giá đã tích tụ đầy đủ phá vỡ đường kháng cự để để đường kháng cự biến thành đường hỗ trợ thì giá đã tang lên rất là nhiều. Chính vì thế mình mới nói, một trong nhứng yếu tố quan trọng nhất của mô hình 3 đáy và 3 đỉnh là các bạn phải chờ xem giá phá vỡ đường neckline các bạn nhé.
Bây giờ mình sẽ giới thiệu cho các bạn một mô hình 3 đáy đẹp trông sẽ như thế nào:
Xu hướng trước đó là một xu hướng giảm cực kì mạnh.
Sau khi giảm xuống tạo đáy thứ nhất thì đã vòng lên tạo đỉnh thứ nhất, sau đó lại đạp xuống tạo đáy thứ 2, vòng lên tạo đỉnh thứ 2 sau đó đi xuống tạo đáy thứ 3 và cuối cùng giá phá vỡ qua đường viền cổ neckline và tăng xuyên suốt kể từ 20/6 cho tới tận 14/7, gần một tháng trời.
Và các bạn nhìn thấy, khung mình đang để ở đây là khung nến ngày nên là giá sau khi phá vỡ đường neckline có lên được một đoạn rất ngắn, tuy nhiên ngay lập tức retest lại ở khúc mình khoanh tròn và sau khi retest nhưng không phá vỡ được neckline cho nên đây là một mô hình 3 đáy rất đẹp bởi vì sau đó giá đã tang một đà không ngừng nghỉ trong vòng hơn 30 ngày.
Hướng dẫn giao dịch với mô hình 3 đáy
Cách giao dịch mô hình 3 đáy cũng sẽ tương tự như mô hình 3 đỉnh đó là:
- Chờ giá phá vỡ qua đường viền cổ neckline
- Chờ giá retest lại đường viền cổ neckline
Như các bạn thấy một đà giảm rất dài của cặp NZD/USD, sau đó NZDUSD tạo ra được đáy thứ nhất, đáy thứ 2, đáy thứ 3 thì giá bắt đầu phá vỡ và đi lên.
Sau đó, giá retest lại và lên đây thì nếu như khi thấy giá phá vỡ các bạn vào lệnh thì cũng đã ăn được kha khá rồi đúng không? Ngoài ra, các bạn cũng để ý thấy rằng là khi mà tạo ra những cái đáy này thì volume giao dịch của cặp NZD/USD đặc biệt là khi tới tạo đáy thứ 3 là tăng lên rất là nhiều với khối lượng cực kì lớn. Mình cũng muốn nói lại với các bạn thêm một lần nữa, đối với trường hợp giao dịch với mô hình 3 đỉnh hoặc 3 đáy, các bạn sẽ quan tâm cho mình 2 yếu tố rất quan trọng đấy là:
- Một là giá phải phá vỡ qua đường viền cổ neckline.
- Hai là các bạn để ý cái vùng volume giao dịch này để vào lệnh các bạn nhé.
Một ví dụ tiếp theo về mô hình 3 đáy như bên dưới:
Ở đây giá đã tạo ra được 3 cái đáy, nhưng đáy thứ 3 không ngang bằng với đáy trước, nó cao hơn nhưng đây thực sự là một mô hình rất đẹp.
Bởi vì trước đó có một xu hướng rõ ràng và cái đường mình gạch ngang vừa là đường neckline nhưng cũng chính lại là đường kháng cự.
Vùng kháng cự này đã được hình thành rất lâu, nên đây là một vùng kháng cự cực kì mạnh và cứng. Nên ngay khi giá phá vỡ đường này, giá không hề retest mà một khi đã lên là lên luôn bay tít lên tận cung trăng như thế này.
Nếu như chỉ cần thấy giá phá vỡ qua đây mà các bạn vào lệnh thì có thể hold được suốt từ 29/8 mà cho lên đến tận 29/11, 3 tháng trời liên tiếp, các bạn sẽ thu được một số lượng pip vô cùng lớn, kể cả đánh với số lot nhỏ 0.1 đi chăng nữa thì đây cũng là một cái lệnh mà cực kì đáng để tự hào.
Cho nên trong nhiều trường hợp mình có nói đôi khi mà giá có retest lại cũng không ăn nhiều bằng việc giá phá vỡ qua đường neckline và vào lệnh luôn, tất cả các cách đều là tương đối.
Tuy nhiên mình vẫn khuyến khích với các bạn sử dụng cách thứ 2 chờ giá retest xuống neckline xong để:
Xác quyết rằng mô hình này chắc chắn sẽ được hình thành.
Hoặc giảm thiểu rủi ro cho các bạn, mặc dù không biết lợi nhuận là bao nhiêu nhưng việc sẽ giảm thiểu được cắt lỗ tốt hơn so với việc là vào lệnh ngay khi giá phá vỡ đường viền cổ neckline
Về vấn đề retest để mình nói cho các bạn hiểu hơn, ví dụ dưới đây:
Dầu đã giảm một đà rất mạnh, sau khi tạo ra được 3 đáy, đồng thời phá vỡ đường neckline thì giá đã lên.
Sau đó, giá retest lại và tiếp tục tăng rất mạnh. Nên các bạn có thể sử dụng một trogn 2 cách mà mình vừa kể trên và luôn phải nhớ đặt cắt lỗ ở dưới cái đáy thứ 3 này các bạn nhé:
Cắt lỗ sẽ đặt dưới đáy một vài pip sẽ giúp lệnh của bạn giảm thiểu rủi ro tốt hơn và hãy nhớ càng ở khung lớn thì khoảng cách này càng xa.
Nên bạn phải biết cách cân đối tài khoản để vào lệnh, nếu như vào lệnh không hợp lý, tài khoản bạn không chịu đựng được thì sẽ gặp rủi ro rất nhiều nên là hãy học cách quản lý vốn thật tốt khi giao dịch các bạn nhé.
Một số thắc mắc mô hình 3 đỉnh, 3 đáy
Mô hình 3 đỉnh, 3 đáy là mô hình đảo chiều hay tiếp diễn?
Mô hình 3 đỉnh 3 đáy là dạng mô hình đảo chiều.
Giai đoạn diễn ra mô hình 3 đỉnh 3 đáy là giai đoạn gì?
Thường được xem là giai đoạn tích lũy, giá sẽ sideway đi ngang và nếu nhận biết được thị trường hình thành theo dạng mô hình 3 đỉnh hoặc 3 đáy thì nên cân nhắc đứng ngoài. Vì giá cứ hay đạp lên đạp xuống, nên giao dịch rất khó chịu, chờ giá phá vỡ đường neckline rồi bắt đầu vào lệnh.
Giá trị của mô hình 3 đỉnh 3 đáy so với mô hình 2 đỉnh 2 đáy?
Rõ ràng 3 đỉnh 3 đáy sẽ mang lại tính hiệu quả cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, mô hình 3 đỉnh 3 đáy sẽ xuất hiện ít hơn, không nhiều như ở trong chứng khoán.
Như vậy là mình vừa mới hướng dẫn cho các bạn xong cách giao dịch với mô hình 3 đỉnh 3 đáy. Mình hy vọng là bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình giao dịch forex. Thực tế đây là những kiến thức rất là cơ bản cho nên nhiều bạn sẽ cảm thấy nó chưa thực sự hữu ích hoặc là hơi nhàm chán nhưng mà với quan điểm của mình tất cả mọi thứ đều phải xây dựng từ một nền móng vững chắc, mà mình cũng đã từng nói với các bạn là các dạng mô hình này rất nhiều các trường phái đều ưa thích sử dụng ngay kể cả bạn có dung Price Action đi chăng nữa. Thế nên các bạn hãy cố gắng hiểu kỹ mô hình và áp dụng chúng thật tốt. Đặc biệt, mình cũng hi vọng những mô hình này sau này sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống giao dịch của các bạn. Chúc các bạn thành công.