Hệ sinh thái tiền điện tử toàn cầu vẫn không ngừng chào đón thêm nhiều dự án mới. Bên cạnh đó, một số dự án hoạt động trước đó cũng rục rịch cho ra đời phiên bản mainnet để nâng cao sức cạnh tranh, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dùng. Vậy mainnet là gì? Một dự án mainet có ảnh hưởng như thế nào đến giá trị của một đồng tiền điện tử? Phần tổng hợp dưới đây của Cộng Đồng Crypto sẽ trả lời cho bạn những thắc mắc này.
Mainnet là gì?
Mainet là viết tắt của Main Network (mạng lưới chính thức). Thuật ngữ này dùng để chỉ một phiên bản Blockchain hoàn thiện, được giới thiệu chính thức đến cộng đồng người dùng. Sau đó phía nhà phát triển chạy thử nghiệm bản Testnet, phiên bản chính thức thường đi vào hoạt động sau đó.
Nếu một cộng đồng người dùng tiền điện tử phát hành bản mainet có nghĩa đồng coin của họ đã sở hữu một mạng Blockchain riêng. Từ đây, đồng coin đó đã có thể hoạt động độc lập, không còn bị phụ thuộc vào bất kỳ một Blockchain nào khác.
Có thể bạn quan tâm: Mức phí chuyển Bitcoin trên Blockchain là bao nhiêu?
Việc ra mắt phiên bản mainnet cho thấy một dự án coin đã đạt được bước tiến đáng kể về mặt công nghệ. Một Blockchain độc lập có khả năng kết nối hệ thống nhiều phần mềm ví với nhau, hỗ trợ mọi giao dịch.
Còn với phiên bản Testnet, chủ yếu là nơi để đội lập trình viên triển khai các phần mềm thử nghiệm. Họ kiểm tra và khắc phục lỗi để cho ra đời bản mainnet hoàn thiện nhất.
Advertisement
Các khái niệm liên quan đến mainnet
Testnet và network là 2 khái niệm có liên quan chặt chẽ đến mainet. Bạn chỉ thực sự hiểu rõ mainnet là gì khi nắm rõ hai định nghĩa trên.
Testnet là gì?
Nếu như mainnet là mạng Blockchain chính thức thì testnet lại được hiểu là mạng Blockchain thử nghiệm. Với testnet, người dùng vẫn có thể tiến hành giao dịch, trải nghiệm các chức năng đang chạy thử. Tuy nhiên, một đồng coin trên mạng testnet lại hầu như không có bất kỳ giá trị gì mặc dù vẫn sử dụng để giao dịch bình thường.
Nói chung, testnet giống như người đi trước dò đường để hoàn thiện cho phiên bản mainnet sẽ giới thiệu sau đó. Ngay cả hai đồng coin quyền lực như Bitcoin và Ethereum cũng đều có phiên bản testnet riêng.
Chẳng hạn như với Bitcoin, một số sàn giao dịch tiền điện tử lớn như BitMEX luôn hỗ trợ người dùng trải nghiệm thử các tính năng trên sàn. Bao gồm đặt lệnh, tập trade, dự đoán diễn biến thị trường,.. Người dùng khi đó hoàn toàn không phải chịu bất kỳ khoản phí nào.
Còn với mạng Ethereum, những dự án Blockchain testnet lại hỗ trợ người dùng tham gia trải nghiệm tính năng tích hợp trên hợp đồng Smart Contract. Ví dụ như biểu quyết, đặt cược,..
Đối với những loại coin được sử dụng nhiều như Bitcoin hay Ethereum, nhu cầu trải thử của người dùng và các nhà phát triển luôn rất lớn. Vậy nên, bên cạnh mainet, người ta cũng để mạng testnet chạy song song.
Network là gì?
Hệ thống đồng coin hoạt động trên Blockchain luôn bao gồm nhiều block (khối dữ liệu) nhằm lưu lại toàn bộ giao dịch. Tất cả các block này đều liên kết chặt chẽ với nhau, khối sau liên kết với khối trước hình thành một chuỗi dữ liệu thống nhất, người ta còn gọi đây là mạng Network.
Vì sao mainnet lại quan trọng?
Không ngẫu nhiên mà mọi dự án coin đều luôn hướng đến mục tiêu phát hành bản mainet. Khi mainnet ra đời, nó sẽ mang lại cho dự án nhiều lợi thế mới.
Một bằng chứng cho sự phát triển
Mainnet giống như một dấu mốc quan trọng cho bước phát triển công nghiệp vượt bậc của một dự án coin nào đó. Chuỗi khối Blockchain từ giai đoạn thử nghiệm đã chính thức hoạt động như một thực thể độc lập, hỗ trợ mọi giao dịch.
Nếu sở hữu một mainet thực sự mạnh mẽ, phía nhà phát triển mạng lưới Blockchain đang cho thấy họ đã hoàn toàn làm chủ công nghệ. Đồng coin của họ không chỉ còn hoạt động giống như một mã thông báo dựa vào Blockchain khác mà đã có thể trở thành một đồng coin độc lập.
Mặt khác, mạng chính mainet sẽ cho phép thử nghiệm tất cả chức năng thuộc một Blockchain. Nhờ vậy, người dùng đã có quyền tham gia vào mạng lưới tại bất kỳ đâu, bất kỳ thời gian nào, mọi trục trặc đều không ảnh hưởng đến quá trình vận hành bên trong toàn bộ mạng lưới Blockchain.
Tạo dựng uy tín cho dự án
Một dự án đang sở hữu một Blockchain riêng luôn sở hữu nhiều lợi thế hơn so với những dự án đang phải dựa vào một chuỗi khối Blockchain khác. Chẳng hạn như TRON ban đầu cũng khởi chạy trên Ethereum nhưng sau đó đã tìm cách tạo dựng một mainnet riêng.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách tạo ví Ethereum cực nhanh chỉ sau 5 phút
Mainnet giống như một giao thức hoàn thiện cho phép thực hiện mọi giao dịch, liên kết người dùng với nhau thông qua đồng coin gốc của chính Blockchain đó. Khi tham gia vào mạng lưới chính thức này, bạn có thể lựa chọn để trở thành một nút mạng thông qua việc tải phần mềm dành riêng cho giao thức đó.
Phần lớn Blockchain đều xây dựng trên mã nguồn mở, không tính phí, khuyến khích mọi đối tượng tham gia. Phần lớn mã cơ bản của một Blockchain điều hiển thị ở dạng công khai, cho phép toán cộng đồng theo dõi quản lý.
Nếu một dự án coin chưa có mainnet hoặc bản mainnet ra mắt chậm hơn dự kiến, đồng coin đó sẽ chưa có bất kỳ giá trị kinh tế nào. Khi đó, mạng Blockchain chưa thể hoạt động độc lập, người dùng chỉ tham gia theo dạng thử nghiệm.
Vì thế khi đánh giá bất kỳ dự án Blockchain nào, nhà đầu tư cần xem xét dự án đó đã cho ra mắt mainnet hay chưa. Nếu chưa thì lộ trình thử testnet đang diễn ra như thế.
Mainnet có ảnh hưởng như thế nào đến giá trị của một đồng coin?
Cho ra đời mainnet là giải pháp sống còn nếu một dự án coin muốn phát triển xa hơn. Đây được xem như yếu tố quyết định ảnh hưởng đến đến việc tăng giảm giá trị của một đồng coin.
Bitcoin là một trong những minh chứng hùng hồn cho thấy mainnet có tính quan trọng ra sao. Kể từ khi ra mạng Blockchain chính hoàn thiện hơn, mạnh Bitcoin (BTC) đã thu về vô số thành công.
Khi bản mainnet chính thức giới thiệu, giá trị của Bitcoin từ 7.000 USD bắt đầu tăng vọt lên 9.500 USD chỉ trong vài tuần sau đó. Sau một đợt giảm giá mạnh, đồng coin này lại tiếp tục vươn lên mạnh mẽ.
Ngay sau đó không lâu, Bitcoin lại tiến hành cho ra mắt Lightning Network. Đây là mạng chính được gia tăng thêm lớp thứ 2 trên Blockchain. Bên cạnh đó, giải pháp Off – chain cũng đóng vai trò như một phiên bản cập nhật cần thiết để giải quyết thách thức mở rộng của mạng Bitcoin. Nó cho phép Blockchain xử lý cùng lúc nhiều giao dịch hơn.
Giá trị Bitcoin hiện giờ đã lên đến cả chục nghìn USD. Để có được bước phát triển như hiện nay, mạng Bitcoin không ít lần trải qua các cuộc thử nghiệm cải tiến. Nhầm cho ra đời một mạng chính tối ưu nhất.
Testnet và mainnet quan trọng như thế nào quê các dự án ICO?
Khi muốn giới thiệu một loại tiền điện tử nào đó chính thức ra thị trường, hầu hết các dự án đều chọn phương thức phát hành ICO. Có nghĩa đồng coin sẽ được chào bán lần đầu gần giống như việc phát hành cổ phiếu cái lần đầu tiên sàn giao dịch.
Nhà đầu tư khi khẩn tìm hiểu bất kỳ một dự án ICO nào cũng cần phải tham khảo qua sách trắng của dự án. Đây chính là tài liệu cho biết lộ trình phát triển, các giai đoạn thử nghiệm testnet và thời gian phát hành mainnet.
Để có được sự phát triển mạnh mẽ ngay từ thời điểm ra mắt một đồng coin cần nên sở hữu một mạng Blockchain riêng. Hoặc đang trong giai đoạn chạy thử bản testnet.
Kết quả từ quá trình chạy thử testnet sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị của đồng coin đó. Nếu bản testnet gặp thất bại, nhà đầu tư nên xem xét kỹ càng có nên đầu tư vào dự án đó hay không.
Tóm lại, cả testnet và mainet đều rất quan trọng với sự phát triển tiền điện tử bất kỳ. Chỉ khi bản testnet chạy thử thành công, mạng testnet mới có cơ hội ra đời. Chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau để đưa một dự án ICO đi đến thành công.
Top 5 màn ra mắt mainnet được mong chờ nhất năm 2021
Trong năm 2020 này sẽ có khá nhiều dự án cho ra mắt phiên bản testnet. Đáng chú ý phải kể đến những tên tuổi đình đáng như Radix, Uniswap, Theta, NEO, Reef Finance.
Radix
Radix đang có ý định triển khai một hệ thống mạng riêng cho thị trường tài chính phi tập trung DeFi. Phiên bản mạng công cộng Radix dự kiến sẽ ra mắt vào cuối quý II năm 2021.
Trước đó, dự án này đã phát hành bản betanet vào ngày 28/4/2021, bước khởi đầu cho một dự án dài hạn giúp Radix chinh phục thị trường DeFi màu mỡ với giá trị cả nghìn tỷ USD.
Với khoảng hơn 22 triệu USD, nhóm phát triển của dự án đã xây dựng thành công hệ sinh thái ứng dụng thuật toán đồng thuận tiên tiến Cerberus. Thuật toán này có thể xem như phần cốt lõi của công nghệ Radix đang theo đuổi. Theo đó, một dạng phân đoạn đặc biệt có khả năng đáp ứng nhu cầu mở rộng giới hạn sẽ được Radix triển khai đầy đủ.
Kết hợp với thuật toán Cerberus hôm nào ngôn ngữ lập trình Scrypto đầy mới mẻ, mọi thành phần Radix đang triển khai nhằm mục đích tạo dựng một môi trường DeFi mang tính cạnh tranh hơn.
Sự ra đời của bản mainnet là bước mở đường để Radix tập trung cho đồng coin của riêng họ. Mạng Blockchain chính thức của nền tảng này có khả năng chống sự đe dọa của các cuộc tấn công nhắm vào quy trình khai thác. Đồng thời, mạng Blockchain hứa hẹn sẽ cải thiện tốt tình trạng tắc nghẽn thường gặp.
Uniswap V3
Uniswap đang ở vị trí đứng đầu trong các sàn giao dịch phi tập trung DEX lớn nhất hiện nay. Năm 2020 có thể xem là năm cực kỳ thành công của Uniswap, khi tổng giá trị tài sản người dùng khóa trên đây đã vượt mốc 1 USD, số lượng người dùng không ngừng tăng.
Theo kế hoạch thì đến ngày mùng 5/5/2021, Uniswap sẽ tiến hành ra mắt bản mainnet V3. Phiên bản này sẽ nhưng các điểm người dùng vô số các chức năng nâng cao mới. Ngay sau khi, mainnet V3 trình làng, Uniswap cũng sẽ cho ra mắt Optimism L2.
Bản mainnet V3 của Uniswap thực sự rất đáng mong đợi, đây cũng đồng thời là sự ra đời của vì thế thanh khoản tập trung. Khi đó nhà cung cấp thanh khoản sẽ có toàn quyền trong việc kiểm soát phạm vi giá mà họ mong muốn cung cấp. Bên cạnh đó, phiên bản này còn khắc phục phần nào được giảm phí giao dịch cao.
Theta Mainnet 3.0
Tuy rằng phía nhà phát triển Theta đã đẩy lùi thời gian cho ra mắt bản mainnet 3.0 từ tháng 4 sang tháng 6. Thế nhưng, điều này cũng không ảnh hưởng sự phấn khích của cộng đồng người dùng và nhà đầu tư.
Trong phiên bản mainnet 3.0, người ta đặc biệt quan tâm đến tính năng mới đặt cược và đốt mã thông báo TFUEL. Cách thức triển khai này có thể làm tăng chi phí tại mạng biên Theta nhầm đích thân bằng nguồn cung cấp TFUEL.
Nâng cấp thứ 2 trong phiên bản mainnet 3.0 của Theta còn phải kể đến hệ thống nút Elite Edge. Các nút này cho phép tối ưu hóa thời gian khai thác hoạt động. Đây là bước tiến mới công việc mã hóa bông không và độ khả dụng của internet.
Những nhà khai thác Elite Edge có thể dễ dàng kiếm thêm đã thông báo TFUEL từ quá trình đặt cược, nâng cao hiệu suất hoạt động của toàn mạng.
Advertisement
NEO Mainnet 3.0
NEO ngày càng tốt nhiều dự án tiền điện tử khởi chạy trên chuỗi khối Blockchain của họ. Mục tiêu của NEO là cho ra đời một mạng oracle gốc nhằm bổ trợ cho các hoạt động thông minh hiện tại.
Quan trọng hơn, đội ngũ phát triển của Neo Foundation và Neo Global sẽ cùng nhau hợp tác, hoàn thiện hệ thống dịch vụ, tạo ra một nền tảng đáng tin cậy hơn.
Đặc biệt, bản nâng cấp NEO mainnet 3.0 còn tập trung vào cải thiện khâu quản trị. Nó sẽ cho phép một thành viên đưa ra tiếng nói nhất định trong vấn đề khởi xướng, biểu quyết cho một vấn đề nào đó.
Theo đó, có tổng cộng 21 thành viên chủ chốt, một số thành viên khác cũng có quyền tham gia cạnh tranh để tham gia vào top 21 này. Nếu đúng như kế hoạch, bản mainnet 3.0 của NEO sẽ ra mắt chính thức vào cuối tháng 9/20221.
Reef Finance
Reef Finance hướng đến mục tiêu tạo dựng một mạng Blockchain chuyên biệt cho ứng dụng phi tập trung DeFi thế hệ tiếp theo. Dự kiến, mạng chính của Reef là Reef – Chain có thể đi vào hoạt động từ cuối tháng 5/2021.
Điểm hấp dẫn của Reef – Chain nằm ở nền tảng Substrate, cung cấp thông lượng cao, tính bảo mật đã được cải thiện, chi phí giao dịch cũng thấp hơn.
Đối với những ứng dụng dApps, tùy chọn tổng hợp thanh khoản sẽ đến từ nhiều nguồn. Bên cạnh đó, hệ sinh thái này còn cung cấp vô số cấp độ hỗ trợ cho hệ thống dự án sẽ triển khai.
Có thể bạn quan tâm: Lending coin là gì? Hướng dẫn tham gia lending coin chi tiết
Có nên đầu tư vào dự án mainnet không?
Mainnet cho biết một dự án Blockchain có đang sở hữu nền tảng công nghệ tốt hay không. Một số nhà đầu tư thường không hứng thú rót vốn vào dự án chưa có kế hoạch mainnet cụ thể. Cho dù nó có đang trong giai đoạn cuối chạy thử testnet.
Thế nhưng, không phải dự án mainnet cũng có khiến một đồng coin tăng giá trị trong dài hạn. Quan trọng dự án đó phải có lộ trình phát triển rõ ràng, sở hữu đội ngũ nhà sáng lập tài năng. Nói chung có đầu tư vào dự án mainnet hay không còn phụ thuộc vào nhận định, tầm nhìn của từng người.
Khi đầu tư vào một dự án coin nào đó, bạn nên nhìn vào lộ trình phát triển trong dài hạn có bắt kịp nhu cầu của người dùng trong tương lai hay không.
Tổng kết
Mainnet hiểu đơn giản là mạng Blockchain chính đã hoàn thiện của một dự án tiền điện tử, tài chính phi tập trung nào đó. Trước khi giới thiệu mainnet, dự án thường trải qua giai đoạn chạy thử testnet. Đây là giai đoạn đội ngũ lập trình viên chạy thử các mã, sửa lỗi gặp phải từ quá trình sử dụng thực tế.
Một dự án coin khi sở hữu một mạng Blockchain độc lập sẽ sở hữu lợi thế cực lớn. Khi đó, một đồng coin có khả năng hoạt động độc lập không còn dự vào chuỗi Blockchain khác. Đồng coin đó trong tương lai có thể tăng giá trị hơn các đồng coin phụ thuộc vào chuỗi khối khác. Hy vọng từ phần chia sẻ của Cộng Đồng Crypto, bạn đã hiểu hơn về định nghĩa mainnet là gì!