Kinh tế vĩ mô là một môn học được giảng dạy tại các trường đại học thuộc khối kinh tế. Thông qua môn học này bạn sẽ biết được cách phân tích, nghiên cứu hoặc lựa chọn vấn đề kinh tế tổng thể. Từ đó có sự hiểu biết hơn về cách hoạt động của cả một nên kinh tế trong và ngoài nước. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về kinh tế vĩ mô cũng như những tác động trực tiếp đến thị trường chứng khoán như thế nào.
Thông tin cần biết về kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) là một phân ngành nhỏ thuộc chuyên ngành kinh tế học. Chủ yếu nghiên cứu đến những đặc điểm, cấu trúc hoặc hành vi của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Thông qua các chỉ tiêu cộng hưởng với nhau như: Tỷ lệ thất nghiệp, GDP, lạm phát, các khoản đầu tư… giúp bạn hiểu về cách hoạt động bao trùm của cả một nền kinh tế. Ngành học này được chia thành 2 khu vực nghiên cứu riêng cụ thể như sau:
- Chu kỳ kinh tế: Phân tích, nghiên cứu các nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn đến tình hình tăng trưởng của một quốc gia nào đó.
- Nghiên cứu những yếu tố tác động và yếu tố quyết định để nền kinh tế có thể tăng trưởng bền vững.
Khá nhiều người còn nhầm lẫn giữa 2 khái niệm kinh tế vĩ mô và vi mô. Đều thuộc ngành kinh tế học, thế nhưng kinh tế vĩ mô lại có phạm vi nghiên cứu lớn hơn và có tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Trong khi đó kinh tế vi mô chủ yếu nghiên cứu về các cá thể đơn lẻ, cá nhân người tiêu dùng. 2 phân ngành bổ trợ cho nhau để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm: BTC là gì? Kiến thức toàn tập về đồng tiền tương lai Bitcoin cho dân đầu tư.
Kinh tế vĩ mô nâng cao là môn học trong chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Kinh tế. Theo đó phạm vi nghiên cứu sẽ được mở rộng hơn so với bậc đại học. Từ đó ứng dụng vào thực tiễn để đánh giá chính xác các chính sách công trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.
Advertisement
Sự tác động của kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán nói chung bị ảnh hưởng không nhỏ bởi kinh tế vĩ mô. Thông qua các chỉ số quan trọng sẽ giúp bạn hiểu hơn sự tác động này. Đa phần các chỉ số kinh tế vĩ mô đều được cơ quan chính phủ của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào đó đưa ra ở một thời điểm cố định.
Hiểu và sử dụng đúng cách sẽ giúp các chuyên gia phân tích kỹ thuật có cái nhìn khách quan hơn để đầu tư chứng khoán hiệu quả. Để có một cái nhìn tổng quan nhất về Sự tác động của kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán mời ban tham khảo video sau đây của congdongcrypto:
Ngoài ra, việc dựa vào tầm nhìn kinh tế vĩ mô của các chuyên gia dự đoán cũng giúp các nhà đầu tư có thêm thông tin trước khi quyết định đầu tư như thế nào cho hợp lý. Dù chỉ mang tính chất tham khảo nhưng vẫn có ảnh hưởng nhất định.
Chỉ số GDP – Tổng sản phẩm quốc nội
Là một trong những chỉ số quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô. Khi đầu tư chứng khoán bạn cần để ý kỹ đến chỉ số này. Hiện nay, có 3 cách tính GDP thông dụng nhất là: Phương pháp chi tiêu, phương pháp giá trị gia tăng và phương pháp thu nhập. Vậy ảnh hưởng của GDP đến thị trường chứng khoán như thế nào?
- Tốc độ tăng trưởng GDP cao sẽ làm tăng số lượng doanh nghiệp trong nước. Từ đó tạo ra công ăn việc làm cho cả một nền kinh tế.
- GDP tăng trưởng cũng đồng nghĩa đến các thị trường chứng khoán có sự phát triển nhanh cả về chất và lượng. Minh chứng rõ nhất chính là các phiên giao dịch Forex được thực hiện liên tục và tăng nhanh.
- Dịch vụ tài chính phát triển dựa vào nhu cầu sử dụng của các công ty, doanh nghiệp cần vốn để phát triển. Đây là quan hệ tương sinh do tăng trưởng kinh tế tạo ra.
- Kinh tế tăng trưởng tốt là cơ hội hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước của một quốc gia nào đó. Giúp nâng cao sự năng động để thị trường phát triển bền vững.
- Trường hợp tăng trưởng GDP quá mức sẽ khiến nguy cơ khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng thị trường chứng khoán xảy ra.
Chỉ số lạm phát trong kinh tế vĩ mô
Lạm phát được hiểu đơn giản là sự gia tăng mức giá chung. Trong đó được chia thành lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia và ảnh hưởng đến phạm vi nền kinh tế sử dụng chung loại tiền tệ đó. Thị trường tài chính ảnh hưởng như thế nào bởi lạm phát?
Nếu lạm phát tăng cao có nghĩa là các chi phí sản xuất của doanh nghiệp bị đẩy lên cao. Hàng hoá tăng lên trong khi thị trường cầu hàng hoá lại giảm xuống sẽ khiến doanh thu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Đồng nghĩa các nhà đầu tư sẽ không lựa chọn doanh nghiệp đó để đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Có thể bạn quan tâm: Forex là gì? Tìm hiểu về thị trường forex cho người mới chơi
Khi lạm phát tăng cao, các chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ được thực thi để kiềm chế. Lúc này lãi suất được nâng cao thông qua lạm phát khiến tìm trạng bán tháo trái phiếu diễn ra trên thị trường, doanh nghiệp càng thêm khó khăn khi không thể huy động vốn. Với cổ phiếu, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn phương án rút vốn để gửi vào ngân hàng.
CPI – Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số này dùng để phản ánh mức thay đổi tương đối của một mặt hàng cụ thể theo thời gian và chỉ mang tính chất tương đối. CPI trong kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán như sau:
- CPI tăng đồng nghĩa doanh nghiệp phải tăng thêm các chi phí đầu vào. Từ đó khiến lợi nhuận kinh doanh sụt giảm => Doanh nghiệp mất đi sức hút trên thị trường chứng khoán.
- CPI tăng buộc nhà nước phải thực thi chính sách tín dụng thắt chặt để ổn định. Dẫn đến các nhà đầu tư không thể tiếp cận với nguồn tín dụng => Giảm đầu tư chứng khoán.
- Lãi suất ngân hàng có thể tăng do CPI tăng cao, vì thế trở nên hấp dẫn hơn kinh doanh đầu tư chứng khoán => Dòng đầu tư thị trường chứng khoán bị thu hẹp.
Advertisement
Cung ứng tiền tệ
Trong kinh tế vĩ mô, cung ứng tiền tệ để chỉ lượng cung cấp tiền tệ vào nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền của nền kinh tế đó.
- Trường hợp chính sách cung ứng tiền tệ mở rộng: Sẽ làm gia tăng tiêu dùng hàng hoá và các tài sản tài chính. Chính sách này còn có tác dụng làm giảm lãi suất nền kinh tế và lãi suất chiết khấu của chứng khoán. Nhờ vậy những nhà đầu tư chứng khoán có thể gia tăng thu nhập hiệu quả.
- Trường hợp chính sách tiền tệ thắt chặt: Chính sách này có tác động xấu đến thị trường chứng khoán bởi: Làm giảm giá chứng khoán do lãi suất chiết khấu tăng lên, làm giảm khả năng đầu tư chứng khoán của nhiều nhà đầu tư, tăng chi phí vận hành doanh nghiệp khiến lợi nhuận công ty giảm.
Có thể bạn quan tâm: Chứng khoán là gì? Phân loại, cách chơi chứng khoán hiệu quả
Hy vọng những thông tin trên đây của congdongcrypto đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm kinh tế vĩ mô. Những tác động của kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán là không nhỏ. Vì thế cần tìm hiểu và đánh giá thật kỹ trước khi quyết định đầu tư để mang đến hiệu quả cao.