Các chỉ số như GDP, GNP,…thường được sử dụng để phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Hầu hết, mọi người đều được học và sử dụng các chỉ số này ở trường học hay các cơ quan. Tuy nhiên, bên cạnh các chỉ số phổ biến GDP và GNP, người ta cũng sử dụng đến một chỉ số khác đó là GNI. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về chỉ số GNI là gì thì đừng bỏ lỡ bài viết Cộng Đồng Crypto đưa ra dưới đây nhé.
Chỉ số GNI là gì?
Chỉ số GNI là gì? Theo như chúng tôi tìm hiểu thì chỉ số GNI (Gross National Income) chính là chỉ số xác định tổng thu nhập của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm. Đó là lý do tại sao chỉ số này còn có tên gọi khác là tổng thu nhập quốc dân.
Vì chỉ số phản ánh tổng thu nhập của đối tượng cá nhân và doanh nghiệp trong một đất nước nên GNI thường được sử dụng để đo lường sự giàu có của quốc gia. GNI sẽ tính cả tổng sản phẩm trong nước và các nguồn thu nhập tài chính từ nước ngoài.
Công thức tính tổng thu nhập quốc gia – GNI là gì?
Về cơ bản thì chỉ số GNI chính là chỉ tiêu cân đối đầu tiên của các tài khoản phân phối thu nhập. Chính vì thế, để tính được tổng thu nhập quốc dân, bạn sẽ phải lập các tài khoản sản xuất cùng với đó là tài khoản tạo thành thu nhập hoặc phải liên quan đến các chỉ tiêu khác. Qua đó, ta sẽ có được 2 công thức tính chính như sau:
Công thức theo giá hiện hành
Về công thức tính theo giá hiện hành, các bạn có thể tham khảo công thức sau đây:
Trong công thức này sử dụng tới chỉ số GDP và sự chênh lệch giữa thu nhập của người lao động và sở hữu. Nếu bạn không biết tính chênh lệch như thế nào thì có thể tham khảo chú ý sau:
Công thức theo giá so sánh
Ngoài công thức tính theo giá hiện hành, các bạn cũng có thể lựa chọn công thức tính theo giá so sánh như sau:
>> Có thể bạn quan tâm: YOY là gì? Ý nghĩa & Cách tính chỉ số YOY đơn giản nhất 2022
Advertisement
Tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến chỉ số GNI là gì?
Ở trong công thức tính chỉ số GNI theo giá hiện hành có sự xuất hiện của chỉ số GDP. Điều này cho thấy rằng giữa chỉ số GNI và GDP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bên cạnh đó, vì đều là những chỉ số đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia nên GNI, GDP và GNP đều có sự liên kết mà các bạn cần phải nắm rõ.
GDP là gì?
GDP (Gross Domestic Product) là chỉ số được sử dụng để xác định tổng giá trị thị trường đạt được sau khi sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, sau khi kết thúc 1 năm hoặc 1 quý, người ta sẽ tổng kết lại chỉ số GDP để đánh giá sự phát triển kinh tế của thị trường.
Ý nghĩa chính mà chỉ số GDP đem lại đó là thể hiện sự biến động của sản phẩm, hàng hóa trong thời gian được xét đến. Đồng thời, phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Đây cũng chính là lý do khiến cho GDP trở thành thước đo tiêu chuẩn về giá trị sản xuất ở trong nước.
GNP là gì?
Sau khi hiểu rõ GDP là gì thì bạn cũng có thể dễ dàng hiểu được khái niệm của GNP. Đơn giản là vì GDP và GNP sở hữu khá nhiều nét tương đồng. Nếu GDP phản ánh tổng giá trị sản phẩm nội địa thì GNP lại phản ánh giá trị thị trường của tổng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên thị trường trong một thời kỳ nhất định.
Hàng hóa cuối cùng được nói đến ở đây chính là các sản phẩm được tiêu thụ trực tiếp (Ví dụ: Ô tô, bàn, ghế,..). Chỉ số GNP sẽ không tính giá trị của các sản phẩm trung gian được sản xuất để phục vụ cho các sản phẩm khác (Ví dụ: Linh kiện ô tô,…).
Giữa GDP và GNI, chỉ số phát triển nào quan trọng hơn?
Theo như các chuyên gia kinh tế cho biết, chỉ số GDP và GNI đều là 2 chỉ số quan trọng để đánh giá và so sánh các nền kinh tế với nhau.
Tuy nhiên, giữa chúng cũng có sự khác biệt đó là:
- GDP:
- Tập trung chủ yếu vào sự tăng trưởng, quy mô của nền kinh tế thông qua quá trình hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra giá trị gia tăng
- Được áp dụng phổ biến bởi Quỹ tiền tệ quốc tế
- GNI:
- Tập trung vào sự thịnh vượng
- Được sử dụng phổ biến bởi Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới
- Phụ thuộc nhiều vào nguồn lực ở trong nước
- Có mối liên hệ gắn chặt với cuộc sống của người dân
Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn chỉ số GNI và GDP để phản ánh. Nếu hướng đến mục tiêu về một nền kinh tế khỏe mạnh thì GNI sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn chỉ số GDP đó nhé.
>>> Có thể bạn quan tâm: IRR là gì? Ý nghĩa & công thức tính chỉ số IRR chuẩn nhất
GNI Việt Nam biến động như thế nào trong các năm trở lại đây?
Trong 10 năm qua, GNI của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Điều này được thể hiện rõ khi vào năm 2011, chỉ số GNI của nước ta chỉ đạt 1370 USD. Nhưng con số này ngay càng được cải thiện hơn và đạt dấu mốc 2.590 USD vào năm 2019.
Advertisement
Một số câu hỏi liên quan tới chỉ số GNI
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số GNI, chúng tôi đã tổng hợp một số câu hỏi được thắc mắc nhất về chỉ số này như sau:
Các chủ thể tham gia đóng góp vào chỉ số GNI là ai?
Trong một quốc gia, các chủ thể sau sẽ là những nhân tố chính đóng góp cho tổng thu nhập quốc dân:
- Người dân hoạt động với tính chất quy mô nhỏ: Thực hiện các hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, chủ yếu với thị trường trong nước. Bên cạnh đó, họ cũng thực hiện các hoạt động với thị trường nước ngoài. Từ đó tạo nên sự chênh lệch giá trị tiền nhận được để đóng góp vào chỉ số GNI
- Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ thu về lợi nhuận nhiều hơn khi thực hiện hoạt động khai thác đầu tư hay kinh doanh ở thị trường nước ngoài. Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ chủ yếu tập trung phát triển ở thị trường trong nước.
GNI bao gồm những gì?
Chỉ số GNI bao gồm: Chi tiêu cá nhân, tổng đầu tư của người dân, chi phí tiêu dùng của Chính phủ, thu nhập thuần từ tài sản ở nước ngoài,…Người ta thường sử dụng GNI để thay thế cho GDP nhằm đo lường và theo dõi sự thịnh vượng của một nền kinh tế. Từ đó tạo ra các giá trị thu nhập toàn diện hơn.
Nói một cách đơn giản nhất thì chỉ số GNI sẽ bao gồm tất cả các giá trị tạo ra thu nhập ở nhiều thị trường, không riêng gì thị trường trong nước.
Như vậy, toàn bộ thông tin liên quan đến chỉ số GNI đã được cung cấp đầy đủ cho các bạn. Hy vọng qua những thông tin này, bạn đã hiểu rõ GNI là gì và ý nghĩa cũng như công thức tính của chỉ số.