Du lịch farmstay đang là xu hướng được nhiều người trẻ và gia đình lựa chọn hiện nay. Loại hình du lịch lưu trú địa phương mang đến hướng phát triển bền vững, lâu dài. Đầu tư Farmstay thu hút nhiều người lựa chọn kinh doanh. Nhưng trước tiên, bạn cần hiểu về Farmstay là gì? Đặc điểm mô hình Farmstay, những cơ hội và rủi ro khi tham gia xu hướng đặc biệt này.
Hiểu về mô hình Farmstay
Mô hình Farmstay trở nên phổ biến, được nhiều người và đơn vị lựa chọn kinh doanh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Hiểu về mô hình Farmstay sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn rõ nét và lựa chọn kinh doanh phù hợp.
Farmstay là gì?
Farmstay là thuật ngữ mô tả về loại hình du lịch trang trại. Một sản phẩm kết hợp giữa nông trại và homestay. Đặc điểm mô hình Farmstay cung cấp các dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng và trải nghiệm thực tế tại trang trại theo phương pháp canh tác địa phương.
Mô hình farmstay phát triển đầu tiên tại Ý, lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, Farmstay chủ yếu tập trung vào du lịch nghỉ dưỡng và giải trí hơn là sản xuất, lao động cùng người địa phương.
Farmstay khác gì Homestay?
Farmstay là sản phẩm lai của Homestay nhưng cả 2 mô hình có nhiều điểm khác biệt. Sự khác biệt giữa Farmstay và Homestay được thể hiện ở:
- Farmstay là mô hình du lịch tại trang trại, hướng đến sản xuất, lao động trải nghiệm theo hoạt động của nông trại. Trong khi, Homestay là du lịch lưu trú địa phương thường lựa chọn ở những địa điểm đẹp, ven biển, đồi nối, tập trung vào nghỉ dưỡng và giải trí khám phá.
- Farmstay mang đến trải nghiệm thực tế, gần gũi với bà con nông dân, thực hành canh tác, sản xuất. Trong khi, Homestay chủ yếu phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, không gian yên tĩnh để được giảm stress, nghỉ ngơi.
- Farmstay yêu cầu không gian nông thôn, vùng đồi núi có diện tích đất lớn để xây dựng khu canh tác, nhà ở, sản xuất… Trong khi, Homestay linh hoạt ở tất cả mọi nơi, ngay tại trung tâm thành phố hay vùng đồi núi, hải đảo.
Cơ hội và thách thức khi đầu tư kinh doanh Farmstay
Mặc dù, Farmstay mới xâm nhập vào thị trường Việt Nam những năm gần đây, nhưng có sức hút lớn với du khách và cả các nhà đầu tư. Với lợi thế của nước ta về canh tác nông nghiệp là chủ đạo, đầu tư Farmstay mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn.
Cơ hội khi đầu tư Farmstay tại Việt Nam:
- Lợi thế địa hình và không gian thiên nhiên đẹp: Đây là một lợi thế khi phát triển mô hình Farmstay tại nước ta. Địa hình đồi núi, đồng bằng, trung du… Đa dạng với nhiều loại hình canh tác nông nghiệp độc đáo, không gian chưa bị khai thác nhiều, vẫn còn vẻ hoang sơ, thu hút khách du lịch yêu thích trải nghiệm trong và ngoài nước.
- Phân khúc thị trường rộng lớn: Du lịch Farmstay phù hợp cho nhiều đối tượng từ trẻ nhỏ đến thanh niên, người đi làm, người cao tuổi. Phân khúc khách hàng đa dạng, mang đến loại hình du lịch toàn diện cho nhiều đối tượng, có thể phát triển bền vững trong tương lai. Đặc biệt, mô hình Farmstay phù hợp để giáo dục trẻ nhỏ, xây dựng lối sống tích cực, yêu thiên nhiên của con người hiện đại.
- Gia tăng lợi nhuận bền vững: Mô hình Farmstay không chỉ tạo thu nhập từ sản xuất trang trại mà còn từ du lịch lưu trú, cung cấp dịch vụ trải nghiệm nghỉ dưỡng cho du khách. Mô hình phát triển theo hướng xanh, bền vững, đặc trưng văn hóa vùng miền, bảo tồn bản sắc dân tộc.
Hiện nay Farmstay tại nước ta đang còn khá mới mẻ, vẫn chưa có cơ chế quản lý rõ ràng. Vì vậy, kinh doanh Farmstay tiềm ẩn nhiều thách thức:
- Đầu tư Farmstay cần xác định đây là con đường dài, không thu lại lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn. Bạn có thể mất đến cả 10 năm hoặc hơn để thu hồ vốn và có lãi. Bởi quá trình xây dựng một Farmstay thu hút khách cần rất nhiều yếu tố, công sức, thời gian để tạo thương hiệu.
- Farmstay là mô hình mới, chưa được kiểm nghiệm cho hiệu quả rõ ràng. Những người đi đầu cần có mục tiêu rõ ràng, kế hoạch dài hạn để tìm ra hướng đi đúng đắn cho trang trại.
- Không gian Farmstay vẫn còn những vướng mắc lỏng lẻo đất đai, thường chung sổ đỏ, chung lợi ích. Do diện tích Farm khá rộng, nên việc sở hữu đất lâu dài sẽ cần nguồn vốn rất lớn hoặc chủ đầu tư sẽ ký kết hợp đồng đấu thầu.
4 Lưu ý cần biết trước khi đầu tư Farmstay
Đầu tư kinh doanh Farmstay có những quy định và vấn đề mà bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định phát triển mô hình. Dưới đây là 4 lưu ý quan trọng cần biết trước khi đầu tư Farmstay:
- Giấy phép kinh doanh nhà nghỉ trong Farmstay: Kinh doanh Farmstay thuộc dịch vụ kinh doanh lưu trú ngắn ngày, yêu cầu chủ mô hình cần có giấy phép kinh doanh nhà nghỉ.
- Pháp lý đất xây dựng Farmstay: Chủ đầu tư cần làm rõ các vấn đề liên quan đến pháp lý đất sử dụng mở Farmstay. Bởi tình trạng đất chung sổ đỏ, đất nông nghiệp… dễ bị thu hồi khi không sử dụng đúng mục đích, ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh. Bạn cần thực hiện các hợp đồng thuê đất có thời hạn, theo chiến lược kinh doanh Farmstay.
- Kế hoạch đầu tư dài hạn cho Farmstay: Hoạt động kinh doanh Farmstay không phải một sớm một chiều mang lại hiệu quả. Yêu cầu đối với chủ đầu tư Farm, cần tầm nhìn dài hạn, đồng thời biến cách lên kế hoạch cụ thể, chiến lược thu hút khách, tập trung vào phân khúc khách hàng nào.
- Thiết kế mô hình Farmstay bền vững: Sự khác biệt của mô hình Farmstay sẽ tạo nên sự thành công của dự án. Mô hình Farmstay cần gắn liền với sản xuất nông nghiệp, cung cấp cho khách du lịch trải nghiệm thực tế, có ý nghĩa. Không gian Farmstay ấn tượng, xây dựng dựa trên nền tảng thiên nhiên, văn hóa vùng miền để tạo bản sắc riêng.
Xem thêm:
- Bỏ phố về quê: Cần bao nhiêu tiền cuộc sống mới nhàn hạ, an nhiên?
- Tự do tài chính là gì? 4 Bí quyết giúp giới trẻ sớm đạt tự do tài chính
Kinh nghiệm đầu tư Farmstay cho người mới
Đầu tư Farmstay đang là xu hướng phát triển kinh tế được nhiều người lựa chọn, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường. Việc đầu tư Farmstay trong thời điểm này sẽ có nhiều hạn chế nhưng cũng là cơ hội. Một số kinh nghiệm đầu tư Farmstay bạn có thể tham khảo:
- Đầu tư chỉn chu với nội dung và thiết kế farm sáng tạo. Bởi không gian Farmstay sẽ là nơi vừa làm việc, trải nghiệm và thư giãn cho du khách. Xác định chủ đề và đối tượng khách rõ ràng để xây dựng farm hợp lý nhất.
- Sử dụng vật liệu thân thiện môi trường là ưu tiên hàng đầu cho việc xây dựng Farmstay theo hướng không gian xanh bền vững và thu hút du khách. Lựa chọn vật liệu chủ đạo: tre nứa, gỗ công nghiệp, đá… Để tạo môi trường sống thân thiện gần gũi với tự nhiên. Thiết kế không gian mở, hạn chế sử dụng những thiết bị điện tử, để du khách có những trải nghiệm khác biệt với nghỉ dưỡng tại thành phố.
- Xây dựng Farmstay cần gắn liền với bản sắc địa phương, vùng miền. Đây là yếu tố quan trọng để tạo nên hình ảnh, thương hiệu Farmstay gắn liền với địa danh, giúp du khách được trải nghiệm cuộc sống một cách độc đáo nhất.
- Ưu tiên không gian mở tạo sự gần gũi với thiên nhiên. Tránh các thiết kế phòng ngủ, không gian sinh hoạt kiểu thành phố tại Farmstay, làm mất đi bản sắc và sự trải nghiệm cần thiết.
Nhu cầu du lịch Farmstay chắc chắn sẽ tăng mạnh trong tương lai, khi áp lực môi trường sống, không gian khiến con người có xu hướng tìm về thiên nhiên để được trải nghiệm lao động và bản sắc dân tộc. Hy vọng những thông tin trên đây về Farmstay sẽ hữu ích cho những ai đang quan tâm đến mô hình kinh doanh đặc biệt này.