Chứng quyền là gì? Giá trị chứng khoán quyền là gì? Đây chắc hẳn đang là thắc mắc của rất nhiều người. Đặc biệt là với những ai yêu thích giao dịch trực tuyến. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời chi tiết nhất. Hãy cùng theo dõi nhé.
Chứng quyền là gì?
Chứng quyền (CW) là một loại sản phẩm cho phép nhưng không bắt buộc chủ đầu tư phải thực hiện giao dịch, mua bán chứng khoán cơ sở ở một mức giá cố định tại một thời điểm nào đó trong tương lai.
Chứng quyền có đảm bảo là một sản phẩm do công ty chứng khoán phát hành và niêm yết trên sàn giao dịch riêng và có biểu đồ hoạt động giao dịch tương tự như chứng khoán cơ sở. Công ty phát hành chứng khoán CW là công ty đã được UBCK cấp phép hợp pháp.
Hiện tại, có 2 loại chứng quyền đảm bảo đó là:
- Chứng quyền mua (kiếm lợi nhuận theo chiều tăng của chứng khoán cơ sở – Đang được thực hiện).
- Chứng quyền bán (kiếm lợi nhuận cùng với chiều giảm của chứng khoán cơ sở – Vẫn chưa được tiến hành).
Sau khi được phát hành, chứng quyền sẽ được niêm yết và giao dịch như một loại cổ phiếu bình thường ở trên sàn giao dịch HOSE. Và sẽ được đảm bảo thanh khoản bởi người tạo lập thị trường là công ty phát hành.
Có thể bạn quan tâm: Chứng quyền có đảm bảo (CW) là gì? Cách thức giao dịch
Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, bạn có thể theo dõi ví dụ dưới đây.
Không giống với vé số, chứng quyền sẽ dựa trên sự phân tích về triển vọng của giá cổ phiếu cơ sở cùng với giá chứng quyền.
Khi giao dịch chứng quyền, để phòng ngừa rủi ro, thậm chí là lỗ, bạn có thể bán chứng quyền trước thời gian đáo hạn.
Cách xác định chủ thể giao dịch và lãi, lỗ chứng quyền
Giá của mỗi mã chứng khoán sẽ được dùng để làm tham chiếu ảnh hưởng đến kết quả của nhà đầu tư khi chứng quyền đáo hạn. Cụ thể:
- NĐT lãi khi giá CKCS tại đáo hạn lớn hơn mức giá thực hiện + phí CW. Sàn giao dịch sẽ tiến hành thanh toán cho nhà đầu tư.
- NĐT hòa khi giá CKCS tại thời điểm đáo hạn = giá thực hiện + phí chứng quyền. Sàn giao dịch sẽ thanh toán phần phí mua ban đầu cho chủ đầu tư.
- NĐT lỗ một phần: Giá thực hiện < giá CW cơ sở tại đáo hạn < giá thực hiện + phí chứng quyền. Sàn giao dịch sẽ thanh toán cho nhà đầu tư số tiền còn lại.
- NĐT lỗ toàn bộ khi CKCS đáo hạn < = giá thực hiện. Lúc này, nhà đầu tư sẽ không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào nữa.
Lưu ý:
- Lãi, lỗ của nhà đầu tư khi giao dịch chứng quyền trước ngày đáo hạn được tính như chứng quyền cơ sở.
- Bạn cần theo dõi và giao dịch mua, bán chứng quyền theo đúng bảng giá của sàn giao dịch như CW cơ sở.
Có thể bạn quan tâm: Top 10 sàn giao dịch chứng khoán uy tín tại Việt Nam
Thông tin cơ bản của chứng quyền
Để có thông tin về chứng quyền trong giao dịch cũng như để tính được mức lời, lỗ chuẩn nhất, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây.
Thông tin | Ý nghĩa | Ví dụ |
TSCS | Các mã số do Sở quy định | Cổ phiếu FPT |
Tỷ lệ chuyển đổi | Số lượng chứng quyền tương đương với CKCS | 4:01 |
Thời hạn chứng quyền | khoảng từ 3 đến 24 tháng | 3 tháng |
Ngày giao dịch cuối cùng |
|
(Ngày phát hành: 01/12/2012) |
Ngày đáo hạn | Ngày cuối cùng hiệu lực của chứng quyền | 14/01/2018 |
Phương thức giao dịch | Tính bằng thời gian CW và tiền về tài khoản là T+2 như chứng khoán cơ sở. | |
Giá chứng quyền | Khoản chi phí NĐT bỏ ra để sở hữu chứng quyền. | 5.000 VNĐ/CW |
Giá thực hiện | Mức giá tương đương việc NĐT mua CKCS khi chứng quyền đáo hạn. | 90.000 VNĐ |
Giá thanh toán | Bình quân giá CKCS 5 phiên giao dịch liền trước ngày đáo hạn chứng quyền | 70.000 VNĐ |
Phương thức thanh toán khi thực hiện quyền | Thanh toán bằng tiền mặt | (90.000 – 70.000)/4 = 5.000 VNĐ/CW |
Ví dụ cụ thể:
Ngày 12/05/2021, nhà đầu từ T mua 15.000 chứng quyền trên cổ phiếu FPT. (giá lúc đó của FPT khoảng 90.000 VNĐ) với các thông số sau:
- Tỷ lệ chuyển đổi là 6:1
- Thời hạn chứng quyền là 6 tháng
- Ngày đáo hạn: 12/11/2021
- Giá thực hiện: 90.000 VNĐ
- Giá CW: 1.000 VNĐ/CW
Vậy số tiền để nhà đầu tư T sẽ phải trả để mua 1.000 CW FPT là: 15.000 * 1.000 = 15 triệu.
Các trạng thái của chứng quyền mua
Chứng quyền mua có tổng cộng 3 trạng thái mà chủ đầu tư không nên bỏ qua. Đó là: Trạng thái lãi, hòa vốn và lỗ. Tại thời gian đáo hạn, nếu chứng quyền ở:
- Trạng thái lãi: NĐT được nhận phần hoa hồng lãi chênh lệch.
- Trạng thái lỗ hoặc hòa vốn: Nhà đầu tư sẽ không nhận được bất kỳ thanh toán gì về chênh lệch.
Trạng thái của CW không phải là số hoa hồng, lời, lỗ của nhà đầu tư. Bởi vậy, để tính lời lãi khi đáo hạn, NĐT cần sử dụng số tiền được nhận của CTCK trừ đi số chi phí vốn mua chứng quyền.
Có thể bạn quan tâm: Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là gì? Cách hoạch toán chuẩn
Giá chứng quyền sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá CW có thể kể đến như:
- Giá chứng khoán thị trường và giá thực hiện: Đây là hai yếu tố vô cùng quan trọng giúp chủ đầu tư có thể xác định được giá trị nội tại của CW. Mức độ chênh lệch của 2 yếu tố này sẽ có tác động rất lớn đến giá chứng quyền.
- Thời điểm đáo hạn: Đây là mốc thời gian vô cùng quan trọng mà chủ đầu tư không nên bỏ qua khi sử dụng CW. Thời gian đáo hạn CW càng dài thì giá trị CW càng cao.
- Biến động giá CKCS: Là mức độ dao động giá chứng khoán cơ sở. Nếu giá CKCS có biên độ dao động cao thì phần trăm nhà đầu tư có lãi sẽ lớn hơn. Hiểu đơn giản là sẽ tạo ra chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở với giá thực hiện CW.
- Lãi suất: Lãi suất tăng hay giảm cũng có tác động rất lớn đến việc xác định giá chứng quyền. Khi lãi suất tăng, chủ đầu tư sẽ thu về lợi nhuận cao hơn và ngược lại. Bởi vậy, nhà đầu tư cần phải trả nhiều tiền hơn cho chứng quyền để mua và mua ít hơn với CW bán.
Trên đây là thông tin quan trọng về chứng quyền và chứng quyền có bảo đảm. Hy vọng những thông tin của Cộng Đồng Crypto sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm chứng quyền là gì? Hãy lưu lại để có cách chơi, cách tính toán phù hợp nhất bạn nhé. Chúc các bạn thành công.