Theo như tất cả chúng ta đều biết cổ phiếu thường có hai loại là chứng quyền có đảm bảo và chứng quyền không đảm bảo. Vậy thế nào là có đảm bảo? Và cách thức giao dịch của chứng quyền này như thế nào? Hãy cùng Cộng Đồng Crypto đến với bài viết bên dưới và tìm hiểu kỹ hơn về loại chứng quyền này.
Tìm hiểu về chứng quyền có đảm bảo là gì?
Chứng quyền có bảo đảm (hay còn gọi là Covered warrant – CW) là sản phẩm có tỷ lệ đòn bẩy cao, phí giao dịch thấp, vòng đời ngắn, khá phù hợp với nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán. Việt Nam nơi các nhà đầu tư cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn.
Chứng quyền có hai loại: một là chứng quyền mua, hai là chứng quyền bán. Thế nhưng với quy định của pháp luật thì hiện tại chỉ phát hành chứng quyền mua.
Với tình hình kinh tế hiện tại thì rất nhiều loại cổ phiếu có chứng quyền đảm bảo đã được tiến hành giao dịch. Và điều hiển nhiên rằng chúng sẽ mang đến một vài lợi ích mà những loại cổ phiếu khác không có.
Thực chất chứng quyền so sự đảm bảo cũng giống như vé số. Tuy nhiên thì vé số dựa trên sự hên xui. Còn chứng quyền sẽ dựa trên trên vọng của giá cố phiếu và giá chứng quyền.
Khi tiến hành giao dịch thì nhà đầu tư có thể lựa chọn bán chứng quyền trước ngày đáo hạn để hạn chế khoản lỗ của mình cũng như phòng ngừa được rủi ro.
Chứng quyền mua
Để có thể dễ hiểu thì chứng quyền mua được xem là một sự “ưu tiên” khi thanh toán lãi.
Điều này có thể hiểu rằng nếu cổ phiếu đó trong thời hạn mua có lãi thì người sẽ được thanh toán lãi theo phương pháp bù trừ tiền mặt. Và ngược lại thì người mua không bị mất thêm tiền nếu giá cổ phiếu đó giảm hơn so với lúc mua.
Nhìn vào đây thôi thì bạn cũng thấy được sự ưu tiên của người mua rồi đúng không nào.
Chứng quyền bán
Chứng quyền bán cũng như thế, đây cũng là sự “ưu tiên” dành cho người bán. Chúng ta sẽ kím lợi dựa trên chiều giảm của giá cổ phiếu. Điều này được hiểu rằng giá cổ phiếu càng giảm thì người mua càng nhiều.
Hướng dẫn cách thức giao dịch của loại chứng quyền này
Ngoài việc tìm hiểu về định nghĩa của chứng quyền thì cách thức giao dịch cũng là một phần rất quan trọng. Chỉ khi giao dịch thì nhà đầu tư mới có thể thu được lợi nhuận như mong muốn.
Mua – Bán chứng quyền
Có 2 cách để nhà đầu tư mua chứng quyền: Mua trên thị trường sơ cấp (đăng ký mua trực tiếp từ tổ chức phát hành) hoặc mua trên thị trường thứ cấp (mua trên sàn giao dịch sau khi mua chứng quyền). bảo đảm niêm yết). Cho dù mua trên thị trường sơ cấp hay thứ cấp thì chúng đều có lợi riêng.
Tương tự như giao dịch mua, nếu muốn bán chứng quyền, nhà đầu tư có thể bán cho tổ chức phát hành, bán lại cho nhà đầu tư khác qua sàn giao dịch hoặc đợi đến khi chứng quyền hết hạn. Các tổ chức phát hành sẽ ghi nhận lãi – lỗ và tiến hành thanh toán cho nhà đầu tư.
Tài khoản giao dịch
Chứng quyền cũng giống với cổ phiếu chính vì thể khi giao dịch giống như thế. Nhà đầu tư chứng quyền không cần mở tài khoản mới mà có thể sử dụng chính tài khoản giao dịch chứng khoán cơ sở.
Nếu bạn chưa có tài khoản thì hãy đăng ký ngay nhé để có thể đầu tư theo kịp thị trường.
Thời gian giao dịch và thanh toán
Thời gian giao dịch và các phiên đóng, mở sẽ tương tự như thời gian giao dịch cổ phiếu trên sàn HOSE, với khối lượng giao dịch tối thiểu là 10.
Có thể bạn quan tâm: Sàn Hose là gì? Thời gian giao dịch chứng khoán hose tốt nhất
Thời gian thanh toán: Thanh toán bù trừ đa phương, T + 2. Với công thức này chúng ta có thể hiểu rằng khi đặt lệnh mua thì chứng quyền sẽ được chuyển quyền sở hữu cho bạn sau hai ngay. Như thế thì việc giao dịch trên các chứng quyền này sẽ diễn ra sau hai ngày nữa. Đặc điểm này cũng giống như chứng khoán thông thường.
Giá tham chiếu
Giá tham chiếu: Giá đóng cửa của phiên giao dịch trước sẽ là giá tham chiếu cho ngày giao dịch tiếp theo.
Giá trần / sàn của CW: sẽ được xác định dựa trên công thức sau:
CW trần / sàn = CW giá tham chiếu +/- (giá CKCS * Biến động) / Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi sẽ được ghi trên tờ chứng quyền được nhận.
Có thể bạn quan tâm: Giá trần là gì? Cách tính mức giá trần chính xác nhất
Đâu là chìa khóa để đầu tư thành công
Giá của chứng quyền cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhiều yếu tố. Người mua cần quan sát kỹ càng để có thể đưa ra chiến lược mua bán tốt nhất.
- Giá tài sản cơ sở: Để ý diễn biến tăng giảm của chúng sẽ ảnh hưởng đến giá chứng quyền như thế.
- Biến động giá trong quá khứ: Biên độ giao động trong quá khứ của giá chứng quyền.
- Thời gian đáo hạn: Là khoản thời gian từ bây giờ đến khi đán hạn. Nên nắm điểm này để có thể bán chứng quyền kịp thời.
- Lãi suất: Lãi suất phi rủi ro.
- Cổ tức: Khoảng được chia hàng năm của chứng quyền.
Chỉ bằng việc xác định xu hướng biến động tốt cũng có thể giúp nhà đầu tư có được khoản lời. Đây cũng được xem là chìa khóa đầu tư thành công.
Lợi ích và rủi ro khi đầu tư chứng quyền
Hầu hết những nhà đầu tư đều so sánh lợi ích cũng như rủi ro để đánh giá tỷ suất sinh lợi mà bản thân nhận được. Từ đó sẽ đánh giá được chi phí bản thân bỏ ra có xứng đáng hay không.
Lợi ích mang lại
- Khả năng sinh lời cao: CW có biên độ dao động giá lớn, về lý thuyết giá CW có thể dao động 100% -200% hoặc hơn trong 1 ngày. Vì vậy từ khi nhà đầu tư mua CW cho đến ngày CW về (T + 2), có thể nhân đôi, gấp ba tài khoản. Điều này là không thể với cổ phiếu cơ sở vì biên độ dao động trong 1 ngày chỉ từ 7% -15% tùy theo sàn HNX, HSX hay Upcom.
- Xác định được mức lỗ tối đa, lợi nhuận không giới hạn: Nếu giá của chứng quyền cơ bản không diễn ra như mong đợi, nhà đầu tư sẽ chỉ bị lỗ tối đa bằng phí bảo hiểm mua chứng quyền. Mức phí này chỉ bằng 7% -15% giá mua CKCS.
- Giao dịch dễ dàng: Nhà đầu tư có thể mua và bán chứng quyền ngay tại tài khoản chứng khoán cơ sở mà không cần mở tài khoản mới. Nhà đầu tư không cần mở tài khoản Chứng khoán tại Công ty chứng khoán phát hành CW vẫn có thể giao dịch CW đó trên sàn.
- Vốn đầu tư thấp hơn so với mua chứng khoán cơ sở: Thay vì phải bỏ ra một số tiền lớn để mua các chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư có thể mua chứng quyền chỉ với một phần nhỏ so với vốn đầu tư (7% – 15%).
- Không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài: Thanh toán khi đáo hạn bằng tiền mặt nên nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia mua chứng quyền đối với những cổ phiếu hết room. Đây cũng là lợi ích mới khi hình thức chứng quyền phát triển. Cho dù bạn so sánh cổ phiếu và trái phiếu vẫn không thấy được ưu điểm này.
Tham khảo thông tin chi tiết: So sánh cổ phiếu và trái phiếu theo quy định pháp luật hiện hành
Rủi ro
- Mất phí mua chứng quyền: Tại ngày đáo hạn nếu giá thanh toán (được tính dựa trên trung bình 5 phiên giao dịch gần nhất) thấp hơn hoặc bằng giá thực hiện thì nhà đầu tư sẽ bị mất khoản phí mua chứng quyền ban đầu.
- Biến động mạnh về giá của chứng quyền cơ sở: Do chứng quyền có đòn bẩy cao, giá chứng quyền biến động mạnh theo giá của chứng quyền cơ sở. Ví dụ, giá cổ phiếu A là 100 nghìn với biên độ giá ngày là 93 – 107, giá chứng quyền của cổ phiếu A là 8 nghìn với biên độ giá trần là 1 – 15 nghìn.
- Thời hạn hữu hạn: khi đáo hạn, nhà đầu tư sẽ nhận được phần chênh lệch (nếu có) từ Đơn vị phát hành CW. Sau khi đáo hạn, CW sẽ không còn được niêm yết trên sàn chứng khoán và không còn giá trị.
- Nếu tổ chức phát hành mất đi khả năng thanh toán: Tổ chức phát hành có nghĩa vụ thanh toán phần lãi chênh lệch cho nhà đầu tư vào thời điểm đáo hạn, do đó nhà đầu tư sẽ chịu rủi ro không nhận được phần này nếu tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán.
Nếu bạn có hứng thú với hình thức giao dịch chứng quyền có đảm bảo những chưa hiểu rõ về cách thực hiện hãy đến ngay những trung tâm phát hành. Tại đây sẽ có nhân viên môi giới chứng khoán hướng dẫn bạn một cách tận tình. Đừng lo lắng vì sợ rằng họ không hướng dẫn tốt vì lương nhân viên môi giới chứng khoán được tính trên số tiền đầu tư của bạn.