Range Trading trong Pivot Point là gì?
Pivot Point hay điểm xoay Pivot không còn xa lạ gì với trader, rất nhiều người thậm chí đã xem chỉ báo này như là 1 công cụ giao dịch forex hiệu quả nhất. Một trong những điểm nhấn quan trọng để bạn có thể hiểu rõ ràng về Pivot Point đó chính là Range Trading hay các vùng giá. Và nếu muốn sử dụng Pivot Point thì việc hiểu rõ các Range Trading có trong Pivot Point là điều cần phải làm. Vậy giao dịch giữa các vùng giá như thế nào để đạt hiệu quả nhất?
Điểm xoay Pivot là gì?
Mức giá trung tâm – điểm mấu chốt – được tính như là một hàm của thị trường gồm giá cao, giá thấp và giá đóng cửa từ ngày hôm trước (hoặc giai đoạn trước). Các giá trị này được tổng hợp và chia cho ba như công thức sau đây:
Điểm Pivot = [Cao (trước) + Thấp (trước) + Đóng (trước)] / 3
Pivot Point có tất cả 6 mức giá khác gồm ba mức hỗ trợ và ba mức kháng cự – tất cả đều sử dụng giá trị của điểm mấu chốt trở thành 1 phần trong công thức tính các giá trị này.
Pivot Piont là gì? Cách tính pivot point
Ba mức kháng cự còn được gọi ngắn gọn là R1, R2, và R3 (viết tắt của chữ Resistance). Ba mức hỗ trợ tương tự cũng được gọi ngắn gọn là S1, S2, S3 (viết tắt của chữ Support). Tất cả 6 mức này sẽ được sắp xếp theo thứ tự R1,R2, R3 nằm phía trên, chính giữa sẽ là điểm xoay Pivot Point, sau đó là tới S1, S2,S3, khoảng cách giữa R1 và R2, hay R2 tới R3 được gọi là các Range Trading hay vùng giá.
Các giá trị này được tính như sau:
- Kháng cự 1 (R1) = (2 x Điểm Pivot) – giá Thấp (giai đoạn trước)
- Hỗ trợ 1 (S1) = (2 x Điểm Pivot) – Cao (giai đoạn trước)
- Kháng cự 2 (R2) = (Điểm xoay vòng – Hỗ trợ 1) + Kháng cự 1
- Hỗ trợ 2 (S2) = Điểm Pivot – (Kháng cự 1 – Hỗ trợ 1)
- Kháng cự 3 (R3) = (Điểm xoay vòng – Hỗ trợ 2) + Kháng cự 2
- Hỗ trợ 3 (S3) = Điểm Pivot – (Kháng cự 2 – Hỗ trợ 2)
Nói chung công thức này bạn không cần phải bận tâm quá nhiều bởi vì trong phần mềm giao dịch MT4 tất cả đã được tính cụ thể cho bạn rồi. Việc của bạn chủ yếu nghiên cứu thật kỹ cách dịch chuyển giữa các vùng giá đặc biệt là R1 và S1 cùng điểm Pivot Point để giao dịch mà thôi.
Vì các mức trên chủ yếu dựa vào mức giá cao, thấp và đóng của ngày hôm trước, nên vùng giá giữa các mức này càng lớn thì khoảng cách giữa các mức trong ngày giao dịch tiếp theo sẽ lớn theo. Tương tự như vậy, phạm vi giao dịch càng nhỏ, khoảng cách giữa các vùng giá sẽ càng thu hẹp lại vào ngày hôm sau.
Hướng dẫn giao dịch sử dụng Điểm xoay Pivot và các vùng giá
Điểm Pivot ban đầu được sử dụng chủ yếu trong thị trường giao dịch chứng khoán và thị trường tương lai. Tuy nhiên, tính đến nay Pivot Point đã nhiều lần được điều chỉnh để phù hợp với forex và chúng cũng được sử dụng chủ yếu tại thị trường này.
Điểm xoay Pivot được xếp vào hàng chỉ báo nhanh (leading indicator), có nghĩa là các nhà giao dịch có thể sử dụng chỉ báo để đánh giá những bước ngoặt trên thị trường trước khi chúng thực sự xảy ra. Hoặc có thể xem Pivot Point như là các mức hỗ trợ hoặc kháng cự, hoặc là các mức dừng lỗ và chốt lời. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp S1 đóng vai trò như là 1 hỗ trợ.
Một trong những điểm các bạn cần lưu ý chính là điểm mấu chốt hay điểm xoay Pivot, một điểm luôn nằm giữa giữ vị trí trung tâm chính so với các mức R1, R2, R3 và S1, S2, S3. Nếu giá đang giao dịch trên điểm mấu chốt, có thể xem như là giá tăng trong ngày (mặc dù điều ngược lại giá giảm vẫn hoàn toàn xảy ra nên bạn cũng cần phải sử dụng thêm 1 số chỉ báo khác để xác nhận thông tin và xu hướng giá).
Nếu thị trường sideway, giá có thể chuyển động xung quanh điểm mấu chốt như biểu đồ dưới đây.
Sideway là gì?
Mặc dù R1, R2 và R3 đóng vai trò là ngưỡng kháng cự khi thị trường tăng, tuy nhiên nếu giá vượt lên trên chúng, và cũng có thể đóng vai trò hỗ trợ nếu giá giảm. Điều tương tự cũng đúng với S1, S2 và S3, có thể đóng vai trò là ngưỡng cản khi chúng phá vỡ hỗ trợ.
Như vậy một trong những điểm quan trọng nhất của Pivot Point chính là các mức hỗ trợ và kháng cự mà chúng tạo ra.
Do đó, thật dễ dàng để giao dịch chúng khi giá di chuyển giữa các vùng giá. Các mức R1 và S1 là các mức chính cần theo dõi khi giao dịch, cũng như mức quan trọng nhất là điểm Pivot Point xoay quanh các mức này.
Đầu tiên là bạn cần phải xác định xu hướng chính đang diễn ra là xu hướng tăng hay giảm. Để làm được bạn có thể so sánh giá mở trước đó với mức Pivot Point. Nếu điểm Pivot Point cao hơn giá mở trước đó thì xu hướng thị trường là tăng. Sau đó bạn cần xem giá hiện tại có đang cố gắng vượt qua điểm Pivot Point hay không, nếu có thì đây là dấu hiệu tiếp theo xác nhận sự tăng giá. Nếu giá mở cửa nằm dưới trục xoay Pivot rất có thể đây là dấu hiệu cho một phiên giảm giá tiếp theo và bạn có thể xem xét Sell ngắn hạn.
Tiếp theo bạn cần quan sát giá xung quanh các mức trục chính như R1 và S1.
Hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật
Đây chính là 1 đầu mối liên quan đến hỗ trợ và kháng cự nếu giá đang retest R1 hoặc S1 nhưng không thể vượt qua, bạn có thể sử dụng mức đó để giao dịch. Hãy nhìn vào ví dụ sau đây
Như bạn thấy rằng giá tiếp tục nằm tại vùng háng cự xung quanh điểm mấu chốt nhưng sau đó đã vượt ra khỏi mức đó. Nếu giá có thể phá vỡ vùng này thì đây chính là cơ hội để bạn đặt lệnh Buy.
Khi đặt lệnh Buy tại đây bạn có thể đặt cắt lỗ cách râu nến 1-3 pip ở đường màu xám phía trên. Nếu giá quả thực phá vỡ kháng cự chúng ta sẽ chốt lời ngay ở mức R1. Và như bạn thấy đấy, khi giá lên tới R1 không thể tiếp tục khẳng định xu thế tăng ngay lập tức, nên giá lại quay đầu giảm.
Bây giờ chúng ta thấy được giá đã cố gắng retest mức R1 nhưng thất bại do gặp phải kháng cự. Các nến tại gần vùng giá R1 đã tạo ra các nến rút chân từ chối giá có thể tăng cao hơn nữa. Đây là cơ hội tốt để đặt 1 lệnh Sell với điểm cắt lỗ cách râu nến cũng như cao hơn R1 từ 1-3 pip. Giá tiếp tục giảm nên bạn đã hoàn toàn có lời dù kết hợp cả buy và sell cùng 1 lúc.
Như vậy cách giao dịch với các vùng giá của điểm xoay Pivot Point thực tế khá đơn giản, tuy nhiên bạn nên sử dụng thêm 1 số indicator khác cũng như nên chú ý tới các mô hình đảo chiều để có thể thu về lợi nhuận tối đa. Chúc các bạn thành công!