Theo nhiều bài dự báo, nền kinh tế sẽ có khả năng phục hồi mạnh và phát triển tốt trong năm 2021. Điều này thúc đẩy sự ấm lên của thị trường chứng khoán toàn cầu. Nếu bạn quan tâm đến thị trường này và muốn tham gia đầu tư vào cổ phiếu. Điều đầu tiên cần nắm bắt được đó là P/E là gìvà một vài kiến thức khác liên quan đến chỉ số này.
Chỉ số P/E là gì?
Với những người mới làm quen với chứng khoán và chưa biết về pe là gì thì có thể hiểu đơn giản rằng nó là một chỉ số thường của thị trường này. Nó được viết tắt từ cụm từ Price to Earning Ratio trong tiếng Anh và có nghĩa là tỷ lệ giá trên thu thập.
Có thể nói, P/E là một trong những chỉ số tài chính quan trọng giúp nhà đầu tư định giá hoặc đánh giá tiềm năng phát triển của cổ phiếu. Người ra thường gọi nó với cái tên khác là chỉ số giá trên thu thập hoặc bội số giá (thu thập).
Ý nghĩa của chỉ số P/E là gì?
Không chỉ là một chỉ số đại biểu cho tài chính, nó còn là một công cụ hữu dụng giúp bạn dễ dàng định giá được các chỉ số của chứng khoán. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ nhà đầu tư đo lường được mối quan hệ giữa mức giá của thị trường và mức thu nhập của một cổ phiếu.
Hay nói cách khác, chỉ số giá trên thu thập cho thấy nhà đầu tư sẽ sẵn sàng chi trả mức giá bao nhiêu cho một cổ phiếu nhất định. Tiêu chí đánh giá chính là dựa vào mức thu nhập của loại cổ phiếu đó trên thị trường.
Công thức tính chỉ số P/E trong chứng khoán
Bội số giá thường sẽ được công bố rộng rãi ở các trang thông tin chuyên về thị trường tài chính chứng khoán. Hoặc nó cũng sẽ được đăng lên các kênh thông tin đại chúng của doanh nghiệp.
Để có thể tính toán được chỉ số P/E của một loại cổ phiếu nào đó, bạn sẽ cần có thông tin về mức giá và EPS. Trong đó mức giá (hay Price) là giá được niêm yết trên thị trường hiện tại của cổ phiếu. Còn với người thắc mắc eps là gì thìnó biểu thụ cho lợi nhuận của cổ phiếu.
Tham khảo thông tin chi tiết: Chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa, phân loại & Cách tính EPS chuẩn
Bạn sẽ tìm thấy thông tin về giá thị trường của cổ phiếu tại các chuyên trang về tài chính hoặc sàn chứng khoán có biểu đồ dựa theo thời gian thực. Sau đó tính chỉ số giá trên thu thập bằng cách lấy Price chia cho EPS là ra.
Tuy nhiên bạn sẽ không phải tính toán một cách thủ công mà đã có các phần mềm thông minh hỗ trợ. Nhiệm vụ của bạn là chỉ cần lựa chọn ra loại cổ phiếu mà mình muốn đầu tư và dựa vào chỉ số P/E của nó để đánh giá tiềm năng tăng giá là được.
Bên cạnh đó, nếu muốn định giá chỉ số chứng khoán, bạn cũng nên quan tâm đến các xu hướng giá trị dài hạn của cổ phiếu. Nó có thể biểu hiện bằng chỉ số P/E 5 hoặc P/E 10 – tức là bội số thu nhập trong 5 hoặc 10 năm qua.
Chỉ số P/E tốt là như thế nào?
Chỉ số P/E có mục đích sử dụng chính là dùng để đánh giá giá trị của một cổ phiếu bất kỳ trên sàn chứng khoán. Bội số thu nhập càng cao thì mức giá của cổ phiếu càng lớn và ngược lại.
Thường thì chỉ số P/E càng cao đồng nghĩa với sự kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc tăng giá cổ phiếu sẽ càng lớn. Đặc biệt, với những người chơi chứng khoán chuyên nghiệp, họ thường sẵn sàng trả một mức giá “trên trời” cho cổ phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu.
Chỉ số P/E cao
Nói đến ví dụ chỉ số P/E của doanh nghiệp ở mức cao thì chúng ta không thể bỏ qua cổ phiếu của “ông lớn” Amazon. Doanh nghiệp này có mức bội số giá ở hiện tại là 91,42 và kể từ khi niêm yết chưa từng thanh toán 1 đồng cổ tức nào cho cổ đông.
Tuy nhiên, không phải lúc nào chỉ số P/E cao cũng là biểu hiện cho việc doanh nghiệp đang trên đà phát triển. Nó đôi khi cũng là do việc công ty hoạt động kém hiệu quả khiến EPS giảm xuống (hoặc bằng 0) nên mới làm cho P/E tăng cao.
Chỉ số P/E thấp
Doanh nghiệp có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khiến bội số thu thập xuống thấp ở một vài thời điểm. Hoặc là do công ty hoạt động tốt hơn nên lợi nhuận trên 1 cổ phần (hay EPS) tăng cao. Từ đó khiến cho mức chỉ số thu thập giảm xuống.
Đây là lúc cổ phiếu bị định giá thấp và tạo cơ hội cho các nhà đầu tư mua vào với số lượng lớn để kiếm lợi nhuận khi nó tăng giá. Tuy nhiên, chỉ số P/E thấp cũng có thể là do đơn vị nhận được các khoản lời bất thường như bán công ty con chẳng hạn.
Đây là các khoản lợi không có tính bền vững và cũng không đến từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cũng không lặp đi lặp lại trong tương lai lên khiến cho mức P/E sẽ thấp ở một thời gian nhất định.
Trong trường hợp này, bội số thu thập ở mức thấp thường sẽ duy trì trong một khoảng thời gian từ vài tuần hoặc vài tháng. Thế nhưng giá của cổ phiếu cũng không hề rẻ bởi khả năng phát triển của công ty không còn tươi sáng.
Có thể bạn quan tâm: Giá khớp lệnh là gì? Tất tần tật cách khớp lệnh chứng khoán
Phương pháp P/E có những ưu – nhược điểm gì?
Hiện nay, nhiều nhà đầu tư muốn định giá của cổ phiếu thông qua phương thức tính toán bội số thu thập. Nó có ưu điểm là dễ tìm kiếm thông tin do giá cổ phiếu được đăng tải trên các chuyên trang về tài chính.
Không chỉ vậy, nó còn được nhiều nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường sử dụng do có cách tính khá đơn giản. Đồng thời, P/E còn phản ánh được kết quả kinh doanh của công ty và tâm lý thị trường.
Do đó, cổ phiếu có khả năng tăng giá khi chỉ số EPS tăng nhưng P/E không đổi hoặc P/E tăng lên. Dựa vào phương pháp này bạn còn có thể tính được chỉ số thu thập của toàn thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm thì phương pháp định giá cổ phiếu bằng chỉ số thu thập vẫn còn tồn tại nhược điểm. Đó chính là chỉ số EPS bị âm khiến cho P/E không còn sử dụng để định giá được cổ phiếu.
Các công tác kế toán của doanh nghiệp bị sai lệch khiến P/E cũng bị ảnh hưởng theo. Ngoài ra, có một số nhà đầu tư ưa thích dùng nghịch đảo của bội số giá hơn là áp dụng chỉ số P/E như bình thường.
Một số ví dụ minh họa về chỉ số P/E trong chứng khoán
Mặc dù nói chỉ số thu thập sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng định giá cho cổ phiếu hơn. Tuy nhiên, với những người mới chơi chứng khoán thì đây là lại là điều khá khó khăn. Lý do là bởi họ còn chưa quen với phương pháp tính P/E là gì. Dưới đây là một vài ví dụ về cách tính P/E:
Chỉ số P/E của cổ phiếu Vinamilk
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk có mã niêm yết cổ phiếu trên thị trường là VNM luôn duy trì chỉ số P/E ở mức cao. Vào năm 2015, P/E ở mức 21,92, sang đến năm 2016 là 21,51 và vào năm 2017 là 32,8.
Từ những số liệu trên, ta có thể thấy rằng bội số giá của doanh nghiệp này có khi còn cao hơn cả mức trung bình trên toàn thị trường chứng khoán. Chính vì vậy mà nhiều nhà đầu tư luôn lựa chọn VNM khi muốn kiếm lời từ việc mua bán cổ phiếu.
Bởi mức giá của VNM đã có sự tăng trưởng đáng kể kể từ khi ra mắt lần đầu với công chúng. Không chỉ vậy, P/E cao đồng nghĩa với triển vọng phát triển của Vinamilk cũng rất tốt trong tương lai.
Chỉ số P/E của ROS
ROS là mã niêm yết cổ phần của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC và nó có chỉ số P/E ở mức cao ngất ngưởng là 94,57. Chỉ số này thậm chí còn cao gấp 3 lần khi đem so sánh với cổ phiếu của Vinamilk.
Tuy nhiên, nhà đầu tư đừng nên mừng vội bởi mức P/E 94 đồng nghĩa với việc bạn có thể thu hồi vốn sau gần một thế kỷ. Lý giải cho chỉ số thu thập của ROS cao là do chỉ số EPS của doanh nghiệp đang ở mức rất thấp. Nó chỉ có giá khoảng 340 cho một cổ phiếu.
Chính vì vậy mà việc đầu tư vào ROS có thể là một nước đi sai lầm bởi chỉ số P/E vượt rất xa so với giá trị thực. Nhà đầu tư không chỉ không kiếm được lời từ doanh nghiệp này mà có khi còn bị thua lỗ, ảnh hưởng đến lợi nhuận cá nhân.
Chỉ số P/E của QNS
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi có mã niêm yết trên thị trường chứng khoán là QNS. Đơn vị này hiện đang thực hiện giao dịch với chỉ số P/E ở mức 9,91. Thấp hơn chính nó trong quá khứ khi mà vào các năm trước, P/E của QNS duy trì ở mức 10,0 trở lên.
Lý giải cho việc mã cổ phiếu QNS bị định giá thấp là bởi thị trường hiện đang có những đánh giá khá tiêu cực về đơn vị này. Cả hai mảng kinh doanh chính là đường và sữa đậu nành của doanh nghiệp đều được nhận định là không có khả năng bứt phá trong tương lai.
Những lưu ý về chỉ số P/E
Nhìn chung, định giá cổ phiếu bằng P/E là một cách đơn giản và rất dễ để nhà đầu tư tính toán ra kết quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng phương pháp tính bội số giá này, bạn cũng cần phải lưu ý đến một số điều như:
- Chỉ số EPS có thể xuống đến mức âm khiến cho P/E không còn mang bất kỳ một ý nghĩa nào về kinh tế. Từ đó khiến nhà đầu tư sẽ cần đến biện pháp khác để định giá cho cổ phiếu.
- Do lợi nhuận dễ biến động và bóp méo nên P/E cũng có thể bị ảnh hưởng theo khiến việc định giá xuất hiện sai lầm. Chính vì vậy mà nhà đầu tư nên xem xét chỉ số P/E của doanh nghiệp trong vòng từ 3 đến 5 năm. Mục đích là để biết đơn vị này có đang phát triển ổn định hay không.
Có thể bạn quan tâm: Top 10 lớp học chứng khoán tại Hà Nội được đánh giá cao nhất
Hy vọng bài viết trên của Cộng Đồng Crypto đã giúp quý độc giả hiểu thêm về P/E là gì và những yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số này. Cách nhanh nhất để bạn có thể thành thục khi chơi chứng khoán chính là học hỏi thêm nhiều kiến thức mới. Ngoài ra, hãy thực hành qua tài khoản ảo để tích lũy dần kinh nghiệm về cho mình.