Khi còn trẻ, con người cố gắng lao động, làm việc để chuẩn bị cho cuộc sống nghỉ hưu nhàn hạ, trong tương lai. Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực tinh thần và sức khỏe, khiến không ít người quyết định nghỉ hưu sớm. Vậy, cần tiết kiệm bao nhiêu rồi nên nghỉ hưu? Chia sẻ dưới đây của Finhay sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Vì sao cần tiết kiệm trước khi về hưu?
Nhiều người quyết định nghỉ hưu chấm dứt những căng thẳng, ràng buộc bởi công việc văn phòng. Nhưng, bên cạnh các áp lực về công việc, con người lại phải đối mặt với không ít vấn đề về tài chính như: Chi tiêu cho nhu cầu sống cơ bản, các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe, mối quan hệ đồng nghiệp, cạnh tranh thăng tiến…
Tiết kiệm trước khi về hưu là điều cần thiết nhưng ít người chú ý đến. Lý do bạn cần có khoản tiết kiệm khi về hưu:
- Tiết kiệm trước khi về hưu giúp bạn có khoản tài chính duy trì cuộc sống ổn định, đáp ứng các nhu cầu cần thiết: Ăn uống, sinh hoạt hàng ngày trong thời gian dài… Không cần phụ thuộc vào chu cấp của con cái hay bất cứ ai.
- Khoản tiết kiệm trước khi về hưu giúp bạn giảm thiểu các rủi ro tài chính, vay nợ, ảnh hưởng đến kế hoạch nghỉ hưu của bạn.
- Khoản tiết kiệm dự phòng trước khi về hưu sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi các nguy cơ bệnh tật, rủi ro phát sinh cần chi tiêu đến nhiều tiền. Bởi độ tuổi càng lớn, các vấn đề sức khỏe càng suy giảm, cần được chăm sóc tốt để có khoảng thời gian nghỉ hưu khỏe mạnh.
- Thực tế, không phải ai cũng có lương hưu và khoản tiền đó cũng sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt trong tương lai. Do vậy, mỗi người cần có 1 khoản tiết kiệm đủ để duy trì cuộc sống trong thời gian đủ dài.
Tiết kiệm được bao nhiêu rồi nên nghỉ hưu?
Vậy, cần tiết kiệm được bao nhiêu rồi nên nghỉ hưu? Đây là thắc mắc của không ít người khi đang chuẩn bị và lập kế hoạch tài chính cho việc nghỉ hưu trong tương lai.
Mỗi người sẽ có một kế hoạch, mong muốn riêng cho thời gian nghỉ hưu trong tương lai. Số tiền tiết kiệm được cho nghỉ hưu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nhu cầu thiết yếu, tuổi thọ dự tính, chăm sóc sức khỏe, nhu cầu khác… Để xác định được khoản tiền tiết kiệm cần có khi nghỉ hưu, bạn cần lên kế hoạch tài chính cụ thể.
Liệt kê các nhu cầu bản thân trong tương lai, theo kế hoạch nghỉ hưu riêng của mỗi người. Các khoản chi tiêu khi nghỉ hưu quan trọng cần liệt kê như:
- Chi phí cho nhu cầu cần thiết: Tiền thuê nhà ở, mua thực phẩm thiết yếu, chi phí đi lại… Nếu bạn đã có nhà chi phí sẽ giảm đi rất nhiều. Lưu ý cần tính toán đến phần trăm lạm phát trong tương lai, khiến chi phí có thể tăng so với thời điểm hiện tại.
- Chi phí cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe: Tuổi càng cao, sức khỏe càng suy giảm. Mỗi người cần có dự trù khoản chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe, mua bảo hiểm nhân thọ…
- Chi phí cho du lịch, các mối quan hệ: Khi nghỉ hưu, về già bạn sẽ có nhiều thời gian hơn dành cho bản thân, sở thích cá nhân hay xây dựng các mối quan hệ, hoặc hỗ trợ con cái ổn định cuộc sống… Tính toán các khoản cho nhu cầu cá nhân thường chiếm khoảng 20-30% chi tiêu hàng tháng.
Theo phân tích của các chuyên gia tài chính, cần 70-80% thu nhập hàng năm để có thể có khoản nghỉ hưu thoải mái. Do các nhu cầu chi tiêu khi nghỉ hưu đã bị cắt giảm. Ví dụ, nếu mức thu nhập hiện tại khoảng 120 triệu/ năm, bạn cần khoảng dự phòng 84-96 triệu cho mỗi năm để nghỉ hưu. Dự đoán tuổi thọ của bạn trong tương lai để xác định số tiền cần tích lũy. Bởi tuổi thọ càng cao, các khoản chi tiêu sẽ nhiều hơn và số tiền tích lũy càng lớn.
Ví dụ: Bạn muốn nghỉ hưu lúc 50 tuổi và dự tính sống được đến 80 tuổi. Vậy khoản tiết kiệm cho 30 năm nghỉ hưu trong tương lai sẽ rơi vào khoảng 2.5-2.88 tỷ.
Để chuẩn bị số tiền tài chính đủ lớn cho kế hoạch nghỉ hưu, cần chuẩn bị càng sớm càng tốt. Nếu bạn bắt đầu tiết kiệm từ năm 20 tuổi, áp lực tài chính mỗi năm đặt ra sẽ thấp hơn nhiều so với việc tiết kiệm ở độ tuổi 30.
Xem thêm:
Tự do tài chính là gì? 4 Bí quyết giúp giới trẻ sớm đạt tự do tài chính
Bỏ phố về quê: Cần bao nhiêu tiền cuộc sống mới nhàn hạ, an nhiên?
Cách kiếm thu nhập khi đã về hưu
Khi về hưu, nguồn thu nhập chính sẽ không còn, mà phụ thuộc nhiều vào khoản tiết kiệm, hưu trí hay lãi suất tiền gửi từ ngân hàng. Để cuộc sống hưu trí thực sự an nhàn, ổn định không chịu áp lực về tiền bạc, chúng ta tạo nguồn thu nhập khi đã về hưu.
Đầu tư bất động sản
Bất động sản là một kênh hấp dẫn thu hút không ít nhà đầu tư. Khi đã về hưu, không có thu nhập, đầu tư bất động sản sẽ mang lại lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, hình thức đầu tư này cần số vốn ban đầu lớn, yêu cầu hiểu về thị trường, đánh giá cơ hội sinh lời từ các bất động sản.
Xây dựng hoặc mua nhà cho thuê lại cũng là một cách đầu tư bất động sản dài hạn, mang lại thu nhập ổn định trong thời kỳ nghỉ hưu.
Đầu tư vàng
Vàng là kim loại có tính ổn định cao, đầu tư sinh lời lớn. Đầu tư vàng giúp giữ giá, tránh lạm phát hơn với gửi tiết kiệm. Xu hướng giá vàng tăng, mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn. Cũng giống như bất động sản, đầu tư vàng cần khoản tiền ban đầu khá lớn, để sinh lời hiệu quả.
Yêu cầu nhà đầu tư cần hiểu về thị trường vàng, đánh giá biến động, quyết định giao dịch tại thời điểm phù hợp, mang lại lợi nhuận cao.
>> Tra cứu giá vàng hôm nay
Đầu tư cổ phiếu
Thị trường cổ phiếu phát triển, với nhiều cơ hội đầu tư vào các sản phẩm tài chính khác nhau. Lợi nhuận khi đầu tư đến từ sự tăng giá của mã cổ phiếu và cổ tức mà người chơi được chia.
Đầu tư cổ phiếu không cần quá nhiều tiền như đầu tư bất động sản hay vàng. Tuy nhiên, thị trường có nhiều biến động, rủi ro thua lỗ mà người chơi phải đối mặt. Việc đầu tư cổ phiếu cần nghiên cứu kỹ về thị trường, lựa chọn mã cổ phiếu tăng trưởng tốt để đầu tư dài hạn, mang lại lợi nhuận ổn định, bền vững.
Gửi tiết kiệm ngân hàng
Gửi tiết kiệm ngân hàng và nhận lãi suất để chi tiêu sinh hoạt cũng là lựa chọn của không ít người về hưu hiện nay, bởi tính ổn định, với rủi ro thấp.
Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng cũng có những hạn chế như lạm phát lãi suất, khiến mức thu nhập không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu. Cân nhắc lựa chọn ngân hàng có lãi suất huy động hấp dẫn và lãi suất thưởng.
Đầu tư quỹ mở
Hình thức đầu tư không quá mới hiện nay, cho phép dòng tiền nhàn rỗi được đầu tư sinh lời. Mức lợi nhuận thu được từ đầu tư quỹ mở cao hơn so với lãi suất ngân hàng nhưng sẽ không hấp dẫn như đầu tư cổ phiếu.
Tuy nhiên, hình thức đầu tư quỹ mở an toàn, ít rủi ro hơn cho người tham gia. Yêu cầu cần phân tích, lựa chọn quỹ mở hoạt động tốt, mang lại lợi nhuận hấp dẫn hàng năm.
Để có khoảng thời gian nghỉ hưu an nhàn, mỗi người cần có kế hoạch tài chính cụ thể, tiết kiệm dự phòng cho tương lai. Bắt đầu tiết kiệm tiền càng sớm, sẽ càng giúp cho bạn được nghỉ hưu sớm hơn dự tính và giảm các áp lực tài chính. Hy vọng chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi: “Cần tiết kiệm được bao nhiêu rồi nên nghỉ hưu?”. Bạn đã bắt đầu tiết kiệm tiền cho tương lai chưa? Hãy bắt đầu từ sớm để có kỳ nghỉ hưu an nhàn, tự do tài chính.