Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất bao thanh toán là gì . Chính vì thế, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ mọi thông tin về bao thanh toán ở dưới đây. Các bạn có thể tham khảo để trả lời được cho những câu hỏi về bao thanh toán của mình nhé.
Bao thanh toán là gì?
Bao thanh toán là gì? Bao thanh toán được biết tới là nghiệp vụ tài chính hay hình thức cấp tín dụng mà các tổ chức tín dụng áp dụng cho các doanh nghiệp (Bên bán hàng). Hình thức này được áp dụng bằng cách thông qua việc mua lại khoản thu phát sinh ra từ giao dịch mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng.
Trong đó, các tổ chức tín dụng sẽ đóng vai trò là đơn vị bao thanh toán và sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc bổ sung vốn lưu động nhằm thúc đẩy các hoạt động thương mại. Các hoạt động thương mại đó có thể là thương mại trong và ngoài nước nhưng phải có chung một đặc điểm là:
- Quyền truy đòi: Hiểu đơn giản là quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng nếu như bên mua hàng không thực hiện các nghĩa vụ thanh toán các khoản cần trả đã được tổ chức tín dụng nhận bao thanh toán.
- Các khoản phải thu: Số tiền mà bên bán hàng phải thu từ bên mua hàng trong thời gian đã được xác định trong bản hợp đồng mua bán.
- Số dư bao thanh toán: Là khoản tiền được tổ chức tín dụng chi trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Nếu bạn đã hiểu rõ bao thanh toán là gì rồi thì bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu thêm về những thông tin liên quan tới hình thức này nhé.
Có thể bạn quan tâm: Bảo lãnh đối ứng là gì? Tìm hiểu chi tiết về bảo lãnh đối ứng
Các loại hình bao thanh toán là gì?
Theo như quy định của pháp luật về hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng thì sẽ có 4 loại hình bao thanh toán chính mà bạn cần chú ý bao gồm:
Đặc điểm bao thanh toán là gì?
Hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam có một số đặc điểm mà bạn cần ghi nhớ như sau:
- Bao thanh toán là dịch vụ cấp tín dụng trong thời gian ngắn của các tổ chức tín dụng. Khi thực hiện bao thanh toán, tổ chức tín dụng sẽ chi ra trước một khoản tiền nhất định có giá trị thấp hơn khoản phải thu. Phần chênh lệch sẽ được gọi là phần phí và lãi tín dụng.
- Hình thức hoạt động của bao thanh toán dựa vào mối quan hệ mua, bán quyền tài sản (Quyền đòi nợ).
- Khi cấp tín dụng dưới hình thức bao thanh toán, bên bán hàng sẽ phải chuyển giao toàn bộ chứng từ và các tài liệu liên quan tới giao dịch để xác lập và chuyển quyền đòi nợ cho bên cung cấp bao thanh toán.
Lãi suất và phí bao thanh toán
Trong phần đặc điểm bao thanh toán là gì, chúng tôi cũng đã đề cập tới lãi suất và phí bao thanh toán. Đó chính là phần chênh lệch giữa số tiền mà tổ chức tín dụng cung cấp với giá trị thực tế của khoản phải thu.
Lãi suất và phí bao thanh toán sẽ do đơn vị bao thanh toán và đối tượng tham gia thoả thuận miễn sao phù hợp với quy định của pháp luật. Khi đến thời điểm trả nợ mà lãi bao thanh toán không được trả hay trả không đủ theo thoả thuận thì khách hàng sẽ phải thực hiện trả lãi như sau:
- Lãi trên nợ bao thanh toán sẽ được tính toán theo mức lãi suất bao thanh toán đã được thỏa thuận từ trước. Và mức lãi này sẽ tương ứng với hiệu lực của bao thanh toán đến hạn chưa trả.
- Nếu khách hàng không thanh toán đúng hạn tiền lãi theo quy định thì sẽ bị tính lãi trả chậm theo mức lãi suất của bên bao thanh toán và khách hàng đã thỏa thuận.
- Nếu nợ bao thanh toán bị chuyển thành nợ quá hạn thì khách hàng sẽ phải trả lãi trên nợ bao thanh toán quá hạn ứng với thời gian trả chậm. Trong đó, lãi suất áp dụng sẽ không vượt quá 150% lãi suất bao thanh toán còn hạn lúc chuyển nợ quá hạn.
Lợi ích của dịch vụ bao thanh toán là gì?
Như vậy, các bạn đã nắm rõ được các thông tin tổng quan về hình thức bao thanh toán. Vậy còn lợi ích của dịch vụ bao thanh toán là gì, bạn có biết không?
Đối với bên bán hàng
Đối với bên bán hàng, hình thức bao thanh toán mang lại những lợi ích như sau:
- Giúp bên bán hàng tăng sức cạnh tranh trên thị trưởng với những phương thức thanh toán đa dạng và cực kỳ linh hoạt.
- Bên bán hàng sẽ được đảm bảo rủi ro tín dụng khi bên mua hàng thực hiện mua với 100% giá trị hoá đơn.
- Bên bán hàng sẽ biết được chính xác mức độ uy tín tín dụng và khả năng tài chính thực sự của bên mua (Đặc biệt là khi bên mua là đối tượng nước ngoài).
- Giúp tiết kiệm thời gian và giảm bớt chi phí trong quá trình quản lý và thu hồi các khoản cần thu.
Đối với bên mua hàng
Cũng giống với bên bán hàng, bên mua hàng cũng được hưởng rất nhiều lợi ích từ hình thức bao thanh toán, có thể kể tới một vài lợi ích sau:
- Người mua sẽ không phải chi trả bất kỳ khoản phí nào liên quan tới bao thanh toán
- Người mua sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc mở thư tín dụng cho từng lần nhập hàng. Đặc biệt là sẽ không phải thực hiện công việc ký quỹ
- Bên mua hàng cũng sẽ được nhận và sử dụng hàng mà không cần thanh toán tiền ngay lập tức
- Bên mua có thể thực hiện thanh toán khi hàng hoá đã đáp ứng được các yêu cầu của hợp đồng đã thoả thuận trước đó
- Cơ chế thanh toán của hình thức bao thanh toán linh hoạt giúp cho bên mua hàng có thể trả bằng đồng nội hoặc ngoại tệ đều được.
Có thể bạn quan tâm: Vay tiền trả góp không chứng minh thu nhập: Nên hay không nên?
3 hình thức bao thanh toán chính mà bạn cần biết
Tính tới thời điểm hiện nay, hình thức bao thanh toán của các tổ chức tín dụng được ghi nhận với những hình thức sau:
Bao thanh toán có quyền truy đòi và không có quyền truy đòi
Đối với hình thức bao thanh toán có quyền truy đòi thì tổ chức tín dụng cung cấp bao thanh toán sẽ có quyền đòi lại số tiền mà mình đã ứng trước cho bên bán hàng. Quyền này sẽ được thực hiện khi bên mua hàng không có khả năng chi trả hay thanh toán khoản phải thu.
Ngược lại, đối với hình thức bao thanh toán không có quyền truy đòi thì tổ chức cung cấp bao thanh toán sẽ phải chịu mọi rủi ro có thể xảy ra nếu bên mua hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Bao thanh toán theo hạn mức
Trong hình thức bao thanh toán theo hạn mức, hai bên mua và bán hàng sẽ thỏa thuận duy trì một hạn mức tín dụng để thực hiện bao thanh toán trong thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian đó, nghiệp vụ bao thanh toán sẽ thực hiện một cách tự động mà không cần phải hai bên ký kết hợp đồng bao thanh toán theo từng thương vụ.
Nói một cách rõ ràng hơn đó là tổ chức bao thanh toán đã thực hiện công việc quản lý toàn bộ các khoản phải thu của bên mua. Ngược lại, trong dịch vụ bao thanh toán từng lần, bên mua và bán hàng sẽ thực hiện mọi thủ tục và ký kết hợp đồng bao thanh toán đối với các khoản phải thu nếu như có phát sinh trong từng đợt.
Bao thanh toán xuất khẩu và trong nước
Bao thanh toán trong nước được hiểu đơn giản chính là hình thức bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua bán mà trong đó bên mua, bán là người cư trú. Còn đối với bao thanh toán xuất khẩu thì sẽ là dựa trên hợp đồng xuất khẩu.
Quy trình bao thanh toán gồm những bước nào?
Có rất nhiều người biết rõ bao thanh toán là gì nhưng ít ai nắm chắc được quy trình bao thanh toán diễn ra như thế nào. Quy trình này được thực hiện trong 5 giai đoạn chính, bao gồm:
Giai đoạn 1: Thẩm định hồ sơ và ký kết hợp đồng
Trong giai đoạn 1, chúng ta sẽ cần phải thực hiện các công việc như sau:
- Bên bán hàng ký kết hợp đồng thương mại với bên mua hàng.
- Bên bán hàng làm thủ yêu cầu tài trợ bao thanh toán.
- Đơn xin tài trợ bao thanh toán sẽ được làm theo mẫu và gửi cho tổ chức tín dụng uy tín.
- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan như: Hợp đồng thương mại, địa chỉ, thông tin liên quan tới các bên,…
- Thẩm định tài trợ: Ngay tại thời điểm nhận được hồ sơ của khách hàng, tổ chức tín dụng sẽ tiến hành thẩm định: Thẩm định người bán (Kết quả hoạt động kinh doanh, tài chính,…), thẩm định người mua.
- Khi hợp đồng bao thanh toán được thẩm định an toàn, hai bên bán và mua hàng sẽ ký kết hợp đồng bao thanh toán. Trong đó, bên bao thanh toán là tổ chức tín dụng.
Giai đoạn 2: Bên bán thực hiện hợp đồng thương mại
Bên bán hàng sẽ tiến hành vận chuyển hàng hoá đến cho bên mua hàng. Quá trình gửi hàng sẽ được tiến hành dựa trên điều kiện và các điều khoản của hợp đồng giao dịch giữa 2 bên.
Giai đoạn 3: Bên bán hàng nộp giấy chứng từ xin tài trợ bao thanh toán
Giai đoạn thứ 3 của quy trình bao thanh toán là gì? Giai đoạn này sẽ bắt đầu bằng việc bên bán hàng lập chứng từ hoá đơn và sẽ đi nộp trực tiếp cho tổ chức tín dụng (Bên bao thanh toán). Khi nộp đơn chứng từ, bên bán hàng sẽ phải cầm theo văn bản chuyển nhượng khoản nợ cho bên bao thanh toán.
Ngoài ra, bên bán hàng cũng cần lưu ý rằng chủ những khoản nợ có thời hạn dưới 6 tháng mới được cấp bao thanh toán nhé.
Giai đoạn 4: Bên bao thanh toán thẩm định và tài trợ
Tại thời điểm nhận được bộ chứng từ cùng với văn bản chuyển nhượng khoản nợ kèm theo của bên bán hàng, đơn vị bao thanh toán sẽ tiến hành thẩm định lại.
Nếu toàn bộ thông tin do bên bán hàng cung cấp là đúng sự thật và sau những lần thẩm định các bên, đơn vị bao thanh toán sẽ thực hiện công việc tài trợ. Số tiền bên bao thanh toán tài trợ sẽ từ 50-80% giá trị bộ chứng từ của bên bán hàng.
Giai đoạn 5: Hoàn tất quá trình diễn ra bao thanh toán
Khi chứng từ đã đến thời hạn bao thanh toán thì bên bao thanh toán sẽ nhanh chóng gửi yêu cầu cho người mua. Bên mua sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán toàn bộ số tiền theo bộ chứng từ cho bên bao thanh toán.
Khi đơn vị bao thanh toán đã xác định số tiền phải trả đã được hoàn tất thì đó cũng là lúc quy trình bao thanh toán kết thúc.
Có thể bạn quan tâm: Vay tín chấp ngân hàng nào tốt nhất? 8+ ngân hàng cho vay uy tín
Như vậy là chúng ta đã đi cùng nhau tìm hiểu toàn bộ thông tin về bao thanh toán là gì. Mong rằng những thông tin này của Cộng Đồng Crypto sẽ giúp ích cho những kế hoạch kinh doanh của bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các thông tin giống như dịch vụ bao thanh toán thì hãy quay trở lại vào lần sau nhé.