Dịch Covid 19 đã quay trở lại. Mặc dù Việt Nam đã kiểm soát dịch bệnh tốt, nhưng nó vẫn đem lại những tác động không nhỏ tới nền kinh tế và thu nhập của người lao động. Trong bối cảnh kinh tế chưa kịp phục hồi lại hoàn toàn, thu nhập giảm sút, chúng ta nên quản lý tài chính thời đại dịch như thế nào để vượt qua giai đoạn khó khăn này?
1. Tổng kết toàn bộ thu nhập
Dịch bệnh bùng phát sẽ làm ảnh hưởng đến thu nhập của bạn. Trong trường hợp bạn may mắn không rơi vào trường hợp đó thì cũng rất nên rà soát lại thu nhập để có kế hoạch tốt nhất cho tương lai. Hãy lưu ý là chỉ tính các khoản thu nhập cố định và chắc chắn. Các khoản tiền thưởng hay hoa hồng không chắc chắn có thể khiến bạn chi tiêu nhiều hơn từ việc tính toán thu nhập ảo.
Các khoản thu nhập thụ động như thuê nhà cũng cần được đánh giá lại một cách nghiêm túc và khách quan. Bởi vì chúng ta có thể quay lại thời điểm giãn cách xã hội bất kỳ lúc nào và nguồn thu nhập từ cho thuê nhà có thể biến mất nhanh chóng.
2. Tăng tiết kiệm và kiểm soát chi tiêu
Nếu như bạn là người có thói quen chi tiêu trước tiết kiệm sau thì cần dừng lại ngay, điều này đặc biệt nghiệm trọng nếu thu nhập bạn tính toán ở bước 1 giảm nhiều hơn 30%. Hãy chuyển đổi thói quen cũ bằng cách dành ra một phần tiết kiệm cho “ngày mưa”.
Tiết kiệm = Thu nhập – chi tiêu
Chi tiêu = Thu nhập – Tiết kiệm
Theo công thức này, bạn hãy cất ngay một phần tiền dành cho tiết kiệm ngay khi nhận được thu nhập. Với số tiền còn lại, bạn hãy ưu tiên cho các khoản chi cố định, thường xuyên và cần thiết trước. Cần lưu ý rằng chúng ta cần kiểm soát chi tiêu chứ không thắt chặt chi tiêu. Thắt chặt chi tiêu quá mức sẽ làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Mục đích của kiểm soát chi tiêu là đảm bảo cho việc tiêu tiền được tối ưu nhất, giảm những khoản chi muốn không cần thiết. Thậm chí, bạn hãy nghĩ tới kịch bản xấu nhất là chúng ta phải đương đầu với dịch bệnh trong thời gian dài, cho tới cuối năm chẳng hạn.
>> Khởi đầu với quy tắc 50 20 30 để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
3. Kiểm soát các khoản nợ
Có hai trường hợp xảy ra: hoặc bạn cho vay hoặc bạn đi vay. Với trường hợp đầu tiên, hãy nhanh chóng thu hồi các khoản nợ khi chúng đến hạn và đừng tìm cách gia hạn thêm. Trong trường hợp thứ hai, bạn cần liên hệ sớm với chủ nợ.
Tình huống thứ nhất là bạn nên thu xếp trả sớm các khoản vay. Việc trì hoãn các khoản nợ khiến bạn khó khăn hơn trong việc quản lý và lập ngân sách tài chính, bởi vì khoản nợ nào cũng sinh lãi hàng tháng. Tình huống thứ 2 là bạn chưa thể thanh toán ngay thì hãy thương lượng với chủ nợ để giãn khoản nợ thêm một thời gian. Điều này cho thấy bạn là người có trách nhiệm và chủ nợ có thể yên tâm và đặt lòng tin vào bạn, hơn là bạn cứ trây ì không trả hết lần này đến lần khác.
Trong trường hợp bạn có khoản nợ chưa trả thì biện pháp tăng tiết kiệm ở bước 2 càng phải thực hiện triệt để. Có một thứ “tự do” mà người vay nợ luôn hướng tới: thoát nợ.
4. Cẩn trọng với các khoản đầu tư
Nếu bạn có một quỹ đầu tư, hãy luôn ghi nhớ rằng bạn chỉ được phép đầu tư trong quỹ đó, tuyệt đối không dùng tiền trong quỹ tiêu dùng hoặc bất kỳ quỹ nào khác để mang đi đầu tư. Ngoài ra, bạn hãy lựa chọn những khoản đầu tư an toàn, lãi suất có thể không cao hoặc hơi thấp, sẽ tốt hơn là đầu tư mạo hiểm.
Lưu ý rằng, lúc này, lựa chọn khoản đầu tư an toàn là ưu tiên hàng đầu. Mặt khác, các khoản đầu tư có khả năng thanh khoản cao sẽ nên ưu tiên hơn là các khoản đầu tư lâu năm, khó thu hổi.
>> Năm 2021, cần gì để trở thành chuyên gia tài chính cá nhân?
5. Làm tốt nhất công việc đang có
Điều này nghe có vẻ vô lý khi mà mọi thứ đều trở nên khó khăn hơn trước khi dịch xảy ra. Trước hết, hãy bỏ qua tâm lý nhảy việc nếu nơi làm việc giảm lương của bạn. Khi mà thất nghiệp đầy đường thì bỏ việc không phải lựa chọn tốt, kể cả bạn đã từng là nhân viên có vị trí của công ty. Thay vào đó, hãy tìm hiểu các nguyên nhân công ty phải giảm lương của bạn.
Khi công ty gặp khó khăn, ban lãnh đạo cần người đồng hành chứ không phải người chê lương thấp và tìm cách bỏ đi. Thay vào đó, hãy làm việc chăm chỉ hơn, đồng hành cùng công ty để tìm ra giải pháp. Trong khó khăn, người ta sẽ luôn tìm cách giữ lại người được việc, chăm chỉ và thấu hiểu hơn là người chỉ kêu ca, phàn nàn.
Cuộc sống luôn có những biến cố. Nếu chuẩn bị thật tốt thì bạn sẽ bước qua biến cố đó dễ dàng hơn rất nhiều. Có thể đây là cơ hội tốt cho bạn và gia đình nhìn nhận và sắp xếp lại toàn bộ tài chính gia đình. Để thành công, điều vô cùng quan trọng là cả gia đình bạn cùng có tiếng nói chung để thống nhất cách quản lý tài chính phù hợp.
Theo: Mạng lưới tài chính cá nhân Việt Nam – Trường ĐH Kinh tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội.
——————-
- Finhay là ứng dụng thông minh cho đầu tư – tích lũy vừa và nhỏ.
- Trải nghiệm ứng dụng tại: https://finhay.page.link/AppFINHAY
- Website: https://finhay.com.vn/
- Youtube: https://www.youtube.com/c/Finhay/
- Hỗ trợ trực tiếp: m.me/finhayv
- Hotline: 1900 292991 (dành cho thành viên hạng Đồng trở lên)
- Group Cộng đồng Finhay: https://www.facebook.com/groups/finhay/
- Trụ sở chính Hà Nội: Tầng 8, Capital Building, 58 Kim Mã, P. Kim Mã, Q. Ba Đình
- Chi nhánh TP.HCM: Tầng 7, Bitexco Nam Long, 63A Võ Văn Tần, P. 6. Q. 3.